back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và điều trị

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vi khuẩn tụ cầu là tác nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do viêm phổi tụ cầu kháng methicillin (MRSA) có thể vượt quá 50%. Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu thường xảy ra do nhiễm trùng thứ cấp sau khi nhiễm virus.

Viêm phổi do tụ cầu cần được chẩn đoán kịp thời vì có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như viêm phổi hoại tử, nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu lâm sàng để can thiệp kịp thời là điều đặc biệt quan trọng trong điều trị viêm phổi tụ cầu.

Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu là gì?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một hoặc cả hai phổi. Bệnh làm cho các phế nang (là các túi khí nhỏ, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí) của phổi chứa đầy chất lỏng hoặc mủ.

Tụ cầu vàng gây bệnh gì? Vi khuẩn tụ cầu vàng (tên đầy đủ: vi khuẩn Staphylococcus aureus – viết tắt: S. aureus) là một loại vi khuẩn gram dương, có khả năng gây ra nhiều bệnh ở người. Loại vi khuẩn này có mặt khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên, đặc biệt là ở bệnh viện. Đa phần các trường hợp bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là các bệnh nhiễm khuẩn da – niêm mạc. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng phổi và gây ra bệnh viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu. 

S.aureus chiếm khoảng 3% trong số các căn nguyên gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (VPMPCĐ) ở bệnh nhân nội trú. Đối với viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, S.aureus là một trong các tác nhân chính với tỷ lệ nhiễm dao động trong khoảng 7-60% tùy địa điểm.

Triệu chứng

Các biểu hiện viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu thường khởi đầu đột ngột, bao gồm: 

  • Sốt cao (gặp ở 80% người bệnh, tuy nhiên, người lớn tuổi thường không có triệu chứng này hoặc có thể bị hạ thân nhiệt).
  • Ho dữ dội, ho khạc đờm nhầy hoặc mủ vàng
  • Đau ngực
  • Các dấu hiệu suy hô hấp bao gồm khó thở, thở nhanh, thở khò khè, tím tái và co rút cơ
  • Nôn mửa, tiêu chảy và chướng bụng (đôi khi)
  • Suy kiệt nhanh chóng
  • Tổn thương da tại điểm xâm nhập của vi khuẩn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu

S. aureus chính là nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm hàng đầu do có độc tính cao, có khả năng sản xuất enzyme protease, lipase, hyaluronidase,… làm suy yếu vật chủ và tăng khả năng sống sót của vi khuẩn. Một số chủng còn có khả năng tạo ra protein đề kháng với kháng sinh methicillin – được gọi là tụ cầu vàng kháng thuốc (MRSA).

Một người bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vào phổi thông qua hai đường: 

  • Hít thở tụ cầu vào theo đường hô hấp
  • Tụ cầu từ các ổ nhiễm khuẩn da hay cơ quan khác theo đường máu vào phổi, rồi gây viêm phổi.

Yếu tố nguy cơ

  • VPMPCĐ do S.aureus thường gặp ở người lớn tuổi và những bệnh nhân sau nhiễm cúm, sởi.
  • Lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch: Do da hoặc dụng cụ tiêm có nguy cơ bị nhiễm bẩn nên việc lạm dụng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng toàn thân do S. aureus như viêm nội tâm mạc van ba lá, nhiễm khuẩn huyết và tắc mạch nhiễm trùng ở phổi.

Một số bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu, bao gồm:

  • Các bệnh về phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, bệnh xơ nang, lao phổi,…
  • Bệnh nội khoa mạn tính: đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ,…
  • Nhiễm virus: cúm, sởi.

Biến chứng

Một biến chứng thường gặp của viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu là viêm phổi hoại tử nặng. Nếu nghi ngờ viêm phổi hoại tử, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT ngực để đánh giá thêm.

Các biến chứng khác có thể bao gồm:

Tiên lượng bệnh viêm phổi do tụ cầu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân, bệnh phổi tiềm ẩn và các biến chứng có thể gặp phải.

Mặc dù tỷ lệ tử vong do hầu hết các dạng viêm phổi đã giảm nhờ các loại thuốc điều trị hiện nay đã mang lại hiệu quả tốt hơn, nhưng vì vi khuẩn có khả năng kháng lại các liệu pháp điều trị nên nhiễm khuẩn do Staphylococcus vẫn có tỷ lệ tử vong tương đối cao.

Chẩn đoán

Khám lâm sàng sẽ là bước chẩn đoán đầu tiên mà bác sĩ thực hiện. Bệnh viêm phổi do tụ cầu thường liên quan đến bệnh cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đặt nội khí quản. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ có thể nghi ngờ viêm phổi tụ cầu nếu các triệu chứng viêm phổi khởi phát đột ngột vài ngày sau khi một người bị cúm. Mặt khác, khi bị viêm phổi, triệu chứng của bệnh sởi (nếu có) thường nặng lên. Biểu hiện phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho. 

Bác sĩ cũng sẽ đánh giá tiền sử di chuyển, tình hình dịch tễ hiện tại, tiền sử nhiễm trùng ngoài da, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm…Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định bao gồm:

  • Hình ảnh X-quang phổi cho thấy tổn thương phổi ở nhiều nơi và biến đổi nhanh, có nhiều ổ áp xe nhỏ ở hai phổi.
  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Cấy máu, đờm, dịch màng phổi để tìm nguyên nhân gây bệnh có phải là do vi khuẩn S.aureus hay không.

Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu triệu chứng, biến chứng, điều trị

Điều trị

Việc điều trị viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu rất phức tạp, đòi hỏi phải dùng kháng sinh đúng, đủ thời gian, đôi khi cần phải tiến hành hồi sức trong những trường hợp nặng, nguy kịch. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh, cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu được chỉ định dùng kháng sinh phải dùng đủ liều lượng, đủ thời gian. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh uống để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Điều trị viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu phụ thuộc vào chủng vi khuẩn có kháng kháng sinh methicillin hay không. Nếu không thể xác nhận nguyên nhân do tụ cầu hoặc trong khi chờ xác nhận, bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ điều trị theo kinh nghiệm gồm các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng để có thể bao phủ được nhiều tác nhân gây bệnh.

Ví dụ, đối với VPMPCĐ sẽ dùng kháng sinh β-lactam với chất ức chế β-lactamase (ví dụ: amoxicilin/clavulanat, ampicilin/sulbactam) hoặc kháng sinh cephalosporin phổ rộng (cefpodoxim, cefdinir, cefotaxim, ceftriaxon) thường được khuyến cáo kết hợp với kháng sinh macrolide/doxycyclin.

Kháng sinh flouroquinolon hô hấp (levofloxacin, moxifloxacin) cũng đáp ứng các tiêu chí, tuy nhiên, chúng là các kháng sinh mới, chưa bị đề kháng nhiều nên chỉ sử dụng giới hạn để dự trữ. Đối với viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, phác đồ phức tạp hơn do tính chất kháng thuốc của vi khuẩn bệnh viện.

Bạn có thể quan tâm:

1. Điều trị viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc (MRSA)

Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận MRSA, bác sĩ có thể chỉ định bắt đầu điều trị bằng kháng sinh vancomycin, teicoplanin hoặc linezolid và ngừng ngay nếu loại trừ MRSA. Hai thuốc này có hiệu quả tương tự nhau và việc lựa chọn phải dựa trên khả năng dung nạp của bệnh nhân, đặc điểm dị ứng kháng sinh, chức năng thận, tương tác thuốc và khả năng đưa thuốc đường tiêm tĩnh mạch. 

  • Linezolid có sẵn ở dạng uống nên được ưu tiên hơn nếu có vấn đề về đường tiêm tĩnh mạch. 
  • Vancomycin được ưu tiên sử dụng nếu bệnh nhân bị giảm tế bào máu hoặc đang dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). 
  • Ceftaroline (kháng sinh cephalosporin thế hệ 5) có thể được sử dụng nếu vancomycin hoặc linezolid bị chống chỉ định, tuy nhiên, thuốc này không được FDA chấp thuận điều trị cho bệnh viêm phổi mắc phải tại bệnh viện hoặc viêm phổi liên quan đến máy thở.
  • Clindamycin cũng là một lựa chọn thay thế, nhưng nó kém hiệu quả hơn đối với bệnh viêm phổi mắc phải tại bệnh viện và viêm phổi liên quan đến thở máy.

2. Điều trị viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu nhạy cảm (MSSA)

Nếu kết quả nuôi cấy cho thấy tác nhân là MSSA và loại trừ các nguyên nhân gây viêm phổi khác, liệu pháp điều trị có thể được giảm xuống thành các kháng sinh beta lactam (nafcillin, oxacillin hoặc cefazolin) kết hợp aminoglycoside hay quinolon. 

3. Điều trị hỗ trợ

Các biện pháp hỗ trợ điều trị có thể bao gồm: 

  • Dùng paracetamol để hạ sốt.
  • Bù nước bằng đường uống, đường tiêm truyền hoặc qua ống thông mũi dạ dày khi bệnh nhân không thể ăn uống được.
  • Làm giãn phế quản để hỗ trợ những người mắc các bệnh phổi mạn tính như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). 
  • Bổ sung oxy (bằng ống thông mũi, thở máy) cũng có thể cần thiết. 
  • Nếu có tràn dịch màng phổi thì chọc dịch màng phổi.

Phòng ngừa

Các phòng ngừa viêm phổi nói chung bao gồm:

  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng và răng miệng
  • Kiểm soát các bệnh lý nền
  • Giữ ấm cổ và ngực trong mùa lạnh
  • Loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Tiêm phòng cúm 1 năm/lần, chỉ định ở người mắc bệnh lý tim và phổi mạn tính, đái tháo đường, suy thận nặng, suy giảm miễn dịch. Vắc xin cúm có thể tiêm cho tất cả các đối tượng, sớm nhất trẻ từ 6 tháng.
  • Tiêm phòng phế cầu chỉ định ở người mắc bệnh tim và phổi mạn tính, đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan mạn tính, dò dịch não tủy, cắt lách, suy giảm miễn dịch. Hiện nay, đối với người từ 2 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 01 mũi phế cầu duy nhất.

Viêm phổi do vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus là một bệnh lý nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh cũng đòi hỏi việc chẩn đoán và điều trị rất phức tạp. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh là cách tốt nhất bạn có thể làm để phát hiện sớm bệnh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328