back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Viêm túi thừa có nguy hiểm không, điều trị và phòng ngừa thế nào?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Túi thừa là những túi nhỏ hình thành trong thành đại tràng. Các túi thừa có thể bị viêm gây ra các triệu chứng và đôi khi là các vấn đề nghiêm trọng bao gồm chảy máu, tắc nghẽn và áp xe. 

Hầu hết những người bị túi thừa không có bất kỳ triệu chứng nào và tình trạng này chỉ được phát hiện nếu người bệnh có thực hiện chụp cắt lớp vì một lý do nào đó. Khi không có triệu chứng, nó được gọi là bệnh túi thừa. Nếu túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nó được gọi là viêm túi thừa. Viêm túi thừa nhẹ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải phẫu thuật để ngăn vấn đề phát triển. 

Tìm hiểu chung về bệnh viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là bệnh gì?

Túi thừa là một hoặc nhiều túi hoặc chỗ phình hình thành trong thành đại tràng. 

Hãy thử hình dung, túi thừa giống như các chỗ nhô ra hay phình to bất thường được hình thành khi bạn bơm quá nhiều không khí vào săm xe đạp. Sự gia tăng áp suất do có quá nhiều không khí được bơm vào săm khiến những nơi mà kết cấu cao su yếu nhất hình thành các túi phình. Tương tự như vậy, sự gia tăng áp lực bên trong đại tràng khiến các túi hoặc chỗ phình ra (túi thừa) hình thành ở những vùng bị suy yếu trên thành đại tràng.

Túi thừa có thể có kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn nhiều. Túi thừa có thể hình thành ở bất kỳ đâu trong lớp lót bên trong của đại tràng, nhưng chúng thường được tìm thấy nhiều nhất ở đại tràng sigma, manh tràng.

Sự khác biệt giữa bệnh túi thừa và viêm túi thừa đại tràng 

  • Bệnh túi thừa: Túi thừa là sự hiện diện của những chỗ phình hoặc túi nhỏ này (gọi là túi thừa) trong đại tràng. Chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc cần được điều trị. Tuy nhiên, túi thừa có thể dẫn đến viêm túi thừa.
  • Viêm túi thừa: Đây là tình trạng viêm (sưng) và nhiễm trùng ở một hoặc nhiều túi thừa. Bạn có thể cảm thấy đau, buồn nôn, sốt và có các triệu chứng khác. Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều và có nguy cơ nguy hiểm.

Viêm túi thừa có thể được phân loại: 

  • Viêm túi thừa không biến chứng: Đây là tình trạng phổ biến nhất chiếm khoảng 75 – 80% biểu hiện của viêm túi thừa. 
  • Viêm túi thừa có biến chứng: Xảy ra khi có áp xe, lỗ rò, tắc ruột hoặc thủng ruột…

Các biến chứng có thể phát triển sau khi túi thừa bị viêm thủng. Khoảng 15% số bệnh nhân viêm túi thừa có biến chứng có áp xe quanh đại tràng hoặc áp xe trong mạc treo ruột.

Bệnh túi thừa phổ biến như thế nào?

Bệnh túi thừa rất phổ biến ở dân số phương Tây và xảy ra ở 10% người trên 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi. Tỷ lệ bệnh túi thừa tăng theo tuổi và ảnh hưởng đến hầu hết người trên 80 tuổi.

Triệu chứng viêm túi thừa đại tràng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh túi thừa 

Thông thường túi thừa không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau trên khu vực bị ảnh hưởng
  • Đau bụng nhẹ
  • Đầy hơi
  • Táo bón.

Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cũng lưu ý rằng việc có một hoặc nhiều triệu chứng này không có nghĩa là bạn bị bệnh túi thừa. Những triệu chứng này là triệu chứng phổ biến của các vấn đề tiêu hóa khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, bệnh viêm ruột, viêm ruột thừa, sỏi mật và loét dạ dày…

Các triệu chứng của viêm túi thừa 

Theo các chuyên gia sức khỏe, đau là triệu chứng phổ biến nhất ở người bị viêm túi thừa. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở phía dưới bên trái của bụng. Cơn đau có thể bắt đầu nhẹ và tăng dần trong vài ngày hoặc xuất hiện đột ngột. 

Ngoài ra, còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt thường là trên 38 độ C
  • Buồn nôn và/hoặc nôn mửa 
  • Ớn lạnh
  • Chuột rút ở bụng dưới
  • Táo bón hoặc tiêu chảy (ít phổ biến hơn)
  • Chảy máu trực tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp đi khám?

Bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Đau bụng (có thể tương tự như viêm ruột thừa nếu đau bên phải bụng, viêm túi thừa manh tràng))
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Có máu trong phân
  • Cơn đau tăng lên khi bạn đi lại
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Khí hư bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm túi thừa đại tràng

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm túi thừa?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh túi thừa và viêm túi thừa? Các chuyên gia sức khỏe không thực sự chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh túi thừa. Thế nhưng, có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh túi thừa và viêm túi thừa có thể bắt nguồn từ việc không ăn đủ chất xơ. Việc không ăn đủ chất xơ gây ra sự tích tụ phân trong ruột kết dẫn tới táo bón. Táo bón lại gây thêm áp lực cho thành ruột kết. Các áp lực gia tăng này làm cho một số điểm suy yếu trên đại tràng phồng lên hình thành nên các túi thừa. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng không chắc nguyên nhân gây ra viêm túi thừa, nhưng có ý kiến cho rằng nhiễm trùng xảy ra là do vi khuẩn trong phân lây nhiễm vào túi thừa. Một giả thuyết khác là thành túi thừa tự xói mòn do áp lực gia tăng lên thành đại tràng. 

Túi thừa và viêm túi thừa là bệnh không lây và cũng không phải là dấu hiệu hay bệnh ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh túi thừa và viêm túi thừa? Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh túi thừa hoặc viêm túi thừa nếu:

  • Trên 40 tuổi
  • Là nam giới
  • Người thừa cân
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và thịt đỏ
  • Không tập thể dục
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®) và naproxen (Aleve®); steroid; hoặc opioid
  • Hút thuốc lá.

Bệnh túi thừa được chẩn đoán như thế nào?

Thực tế là hầu hết những người bị bệnh túi thừa không có triệu chứng và bệnh thường chỉ được phát hiện từ các xét nghiệm khác được thực hiện vì một lý do sức khỏe không liên quan.

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm túi thừa, điều quan trọng là bạn phải đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh bao gồm các triệu chứng hiện tại, loại thực phẩm bạn thường ăn, bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, tần suất đi tiêu và các câu hỏi khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bụng của bạn xem có đau hay khó chịu gì không.

Bác sĩ có thể đề xuất bạn thực hiện các xét nghiệm để giúp chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Mẫu máu sẽ được kiểm tra để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như số lượng bạch cầu cao.
  • Xét nghiệm phân: Mẫu phân của bạn sẽ được kiểm tra xem có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng – nguyên nhân gây nhiễm trùng, đau bụng, có máu trong phân, tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác hay không.
  • Khám trực tràng: Bác sĩ sẽ khám trực tràng để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề bất thường nào ở hậu môn hoặc trực tràng.
  • Chụp CT: Chụp CT có thể cho thấy túi thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm và cũng tiết lộ mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm túi thừa.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa dưới với bari: Trong xét nghiệm này, một chất lỏng có chứa bari được bơm vào hậu môn của bạn. Chất lỏng bao phủ bên trong đại tràng giúp làm cho bất kỳ vấn đề nào trong đại tràng của bạn trở nên rõ ràng hơn trên tia X.
  • Nội soi đại tràng sigma: Trong bài kiểm tra này, một ống mềm mỏng có gắn đèn ở đầu ống được đưa vào trực tràng và di chuyển vào đại tràng sigma. Ống được kết nối với một máy quay nhỏ cho phép kiểm tra trực quan đại tràng sigma (nơi hình thành hầu hết các túi thừa) và trực tràng.
  • Nội soi đại tràng: Một ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng và camera được đưa qua trực tràng, vào trong đại tràng để kiểm tra xem có sự phát triển bất thường, vết loét, chảy máu hoặc các vấn đề khác có thể gây ra thay đổi thói quen đại tiện hoặc đau bụng không. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô và cắt bỏ polyp .
  • Chụp động mạch: Nếu bạn bị chảy máu trực tràng nhanh và nhiều, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp tìm ra nơi chảy máu. 

Viêm túi thừa đại tràng được điều trị như thế nào? 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị bệnh túi thừa 

Nếu bạn bị bệnh túi thừa, bạn có thể không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, vì túi thừa có thể dẫn đến viêm túi thừa, bạn nên ăn chế độ ăn nhiều chất xơ như một biện pháp phòng ngừa. Điều này có nghĩa là bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, hạt, đậu, các loại đậu và ít thịt đỏ.

Điều trị viêm túi thừa 

Nếu bệnh viêm túi thừa của bạn chỉ ở mức nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chẳng hạn như metronidazole (Flagyl®), trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim®), ciprofloxacin (Cipro®) hoặc amoxicillin và axit clavulanic (Augmentin®) cho bạn uống.

Ngoài ra, bạn cần nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau không kê đơn và tuân theo chế độ ăn ít chất xơ hoặc chế độ ăn lỏng có thể được khuyến nghị cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. 

Sau khi các triệu chứng được cải thiện, bạn có thể dần quay trở lại với thức ăn mềm, sau đó là chế độ ăn bình thường, chế độ này phải là chế độ bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. 

Bác sĩ có thể thảo luận về các chi tiết cụ thể trong kế hoạch điều trị của bạn.

Nếu bệnh viêm túi thừa nghiêm trọng, bạn bị chảy máu trực tràng hoặc bị viêm túi thừa tái phát, bạn có thể được nhập viện để nhận thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV), truyền dịch IV hoặc có thể được xem xét để phẫu thuật.

Viêm túi thừa đại tràng khi nào cần phải phẫu thuật 

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc phẫu thuật viêm túi thừa được áp dụng nếu bạn có:

  • Áp-xe: Nếu dịch lỏng trong ổ áp-xe không được dẫn lưu thành công thì cần phải phẫu thuật. Trong phẫu thuật, ổ áp-xe được làm sạch và phần bị ảnh hưởng của đại tràng được cắt bỏ.
  • Thủng/viêm phúc mạc: Vết rách (thủng) trong ruột kết khiến mủ hoặc phân rò rỉ vào khoang bụng, dẫn đến viêm phúc mạc. Đây là một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, cần phải phẫu thuật khẩn cấp để làm sạch khoang bụng và cắt bỏ phần đại tràng bị tổn thương.
  • Tắc nghẽn hoặc chít hẹp: Việc đại tràng từng bị nhiễm trùng có thể gây ra các vết sẹo, có thể dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hoặc chít hẹp (thu hẹp các đoạn của đại tràng). Tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn cần phải phẫu thuật, tắc nghẽn một phần thì không.
  • Lỗ rò: Lỗ rò là một lối thoát hoặc đường hầm bất thường hình thành và kết nối với một cơ quan khác. Áp xe ăn mòn vào các mô xung quanh tạo ra những lỗ rò này. Một lỗ rò trong đại tràng có thể thông với bàng quang, âm đạo, tử cung hoặc một phần khác của đại tràng. Hầu hết các lỗ rò không tự đóng nên cần phải phẫu thuật.
  • Chảy máu trực tràng (còn gọi là chảy máu túi thừa): Chảy máu túi thừa xảy ra khi một mạch máu nhỏ gần túi thừa bị vỡ. Tình trạng chảy máu nhẹ thường tự ngừng, nhưng khoảng 20% ​​trường hợp cần điều trị. Phương pháp phẫu thuật có thể cần thiết nếu các biện pháp cầm máu đã áp dụng không mang lại hiệu quả, chẳng hạn như cắt, truyền thuốc hoặc đốt động mạch chảy máu. Nếu chảy máu nhiều và nhanh, cần phải phẫu thuật cấp cứu.
  • Viêm túi thừa nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Tình trạng không cải thiện dù đã tuân theo chế độ ăn nhiều chất xơ:  Bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị bệnh nhằm ngăn chặn tình trạng viêm và các cơn đau có thể xảy ra sau này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Làm thế nào có thể ngăn ngừa bệnh túi thừa? Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen đi tiêu đều đặn, tránh táo bón và rặn là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh túi thừa và giảm các biến chứng của nó. Do đó, bạn hãy: 

  • Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và làm giảm áp lực bên trong ruột già. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ăn nhiều chất xơ: Những thức ăn giàu chất xơ như trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp làm mềm phân và giúp phân di chuyển trong đại tràng nhanh hơn. Điều này làm giảm áp lực trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng là chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ viêm túi thừa.
  • Uống nhiều nước: Chất xơ làm tăng thể tích phân và làm mềm phân bằng cách hấp thu nước. Nếu bạn không uống đủ nước, việc tiêu thụ chất xơ có thể gây tác dụng ngược lại là táo bón.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328