back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Xét nghiệm CEA được dùng để làm gì? • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CEA/ Xét nghiệm kháng nguyên CEA

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

CEA là xét nghiệm gì?

Xét nghiệm CEA dùng để đo hàm lượng của protein này trong máu của những người mắc phải một số căn bệnh ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư ruột già (ung thư đại tràng và trực tràng). Protein này cũng có thể xuất hiện và tăng cao ở những người bị ung thư tuyến tụy, ung thư vú, buồng trứng, hoặc phổi.

Kháng nguyên CEA thường được tạo ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Việc sản xuất CEA dừng lại trước khi sinh và nó thường không hiện diện trong máu của những người trưởng thành khỏe mạnh.

Xét nghiệm CEA để làm gì?

Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để:

  • Đối với một vài loại ung thư, nó có thể dùng để kiểm tra mức độ lan rộng của khối u, đặc biệt là ung thư đại tràng.
  • Kiểm tra hiệu quả điều trị ung thư đại tràng.
  • Mức CEA đo trước và sau khi phẫu thuật có thể được dùng để đánh giá sự thành công của ca phẫu thuật và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
  • Mức CEA có thể được đo khi thực hiện hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Điều này sẽ cho bác sĩ biết về mức độ hiệu quả của việc trị liệu.
  • Kiểm tra xem ung thư có tái phát sau khi điều trị hay không.

Thông thường, xét nghiệm CEA mang lại hiệu quả chẩn đoán ung thư tốt nhất khi loại ung thư đó có tăng sản xuất CEA. Tuy nhiên, không phải loại ung thư nào cũng gây tăng nồng độ CEA. Chỉ số CEA thường tăng cao trong các bệnh:

  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy
  • Ung thư vú Ung thư đường tiêu hóa
  • Ung thư gan
  • Ung thư phổi
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư tuyến tiền liệt

Quy trình thực hiện

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm CEA?

Bạn không cần phải chuẩn bị nhiều trước khi làm xét nghiệm CEA.

Nếu bạn hút thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dừng hút trong một thời gian ngắn trước khi thực hiện xét nghiệm.

Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào mà bạn bạn có liên quan đến những điều cần biết khi xét nghiệm, rủi ro của xét nghiệm, cách mà xét nghiệm được thực hiện hoặc các kết quả có ý nghĩa như thế nào.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CEA như thế nào?

Xét nghiệm CEA là một xét nghiệm máu, vì vậy bạn sẽ được lấy máu theo quy trình như sau:

  • Quấn băng đàn hồi xung quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch dưới băng nổi rõ hơn để điều dưỡng có thể dễ dàng đâm kim vào tĩnh mạch.
  • Làm sạch kim tiêm và vị trí cần tiêm bằng chất không chứa cồn như povidone–iodine hoặc xà phòng sát khuẩn.
  • Đâm kim vào tĩnh mạch, có thể phải đâm nhiều lần.
  • Gắn ống xylanh vào để rút máu.
  • Tháo băng từ cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu.
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn vào vị trí đâm kim để rút kim ra.
  • Đè lên vết kim chích và sau đó dán băng lại.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CEA?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, một số người có thể cảm giác đau như bị kiến cắn khi kim đâm qua da. Dù thế nào đi nữa, khi kim đã được đâm vào tĩnh mạch và bắt đầu rút máu, đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng đâm kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Thận trọng khi thực hiện

Những điều cần biết trước khi thực hiện xét nghiệm CEA?

Những người hút thuốc lá thường có mức độ CEA cao hơn so với người không hút thuốc.

Mức độ CEA tăng có thể do một số bệnh khác không liên quan đến ung thư gây ra chẳng hạn như viêm, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng, u trực tràng, khí phế thũng, bệnh u vú lành tính.

Một số bệnh ung thư có thể sản xuất protein này, trong khi một số khác lại không. Vì vậy, lượng CEA của bạn có thể bình thường ngay cả khi bạn bị ung thư.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm CEA của bạn có ý nghĩa gì?

Thông thường, kết quả xét nghiệm CEA sẽ có trong vòng từ 1–3 ngày.

Chỉ số CEA thế nào là bình thường?

Lượng kháng nguyên CEA bình thường sẽ thấp hơn hoặc bằng 3 nanograms trên một mi-li-lít (ng/ml), tương đương 3 micrograms trên một lít (mcg/l).

Hầu hết người khỏe mạnh có chỉ số CEA thấp hơn mức này. Nồng độ CEA cũng sẽ trở về bình thường trong khoảng 1 – 4 tháng sau khi khối u ung thư được loại bỏ thành công.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Vì vậy, dựa vào các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể cần làm thêm một số xét nghiệm khác trước khi chẩn đoán xác định bệnh ung thư.

Chỉ số CEA bao nhiêu là nguy hiểm?

Nồng độ CEA bất thường xảy ra khi chỉ số CEA cao hơn 3ng/mL. Chỉ số CEA của những người mắc các loại ung thư khác nhau có thể cao hơn 3ng/mL. Tuy nhiên, nồng độ CEA cao có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng khác, ví dụ như nhiễm trùng, xơ gan, hút thuốc mãn tính, bệnh viêm ruột…

Lượng kháng nguyên CEA cao có thể là do:

  • Bạn bị hoặc có khả năng bị ung thư đại tràng, phổi, tuyến tụy, ung thư vú, buồng trứng.
  • Bệnh ung thư mà bạn đang mắc phải không đáp ứng với phương pháp điều trị hiện tại. Nếu chỉ số CEA tăng cao hơn 20ng/mL và người bệnh vẫn có những triệu chứng của ung thư, điều này có nghĩ là phác đồ điều trị ung thư trước đó không hiệu quả.
  • Bệnh ung thư có thể đã tái phát sau khi điều trị. Lượng kháng nguyên CEA tăng đều đặn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh ung thư đã trở lại sau khi điều trị. Ngoài ra, chỉ số CEA tăng cao cũng là dấu hiệu cho thấy ung thư đã di căn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt nếu bệnh ung thư ban đầu đã sản xuất ra loại protein này trước khi điều trị.
  • Những bệnh khác bạn đang mắc phải, chẳng hạn như bệnh xơ gan, viêm gan, viêm túi thừa, viêm đại tràng, loét dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm túi mật hoặc tắc nghẽn đường mật.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328