Vu Lan còn được gọi là lễ báo hiếu. Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo và là phong tục của Việt Nam. Vào những ngày này tại các chùa, hội đoàn ở Việt Nam thường có phong tục ” Bông hồng cài áo”. Mỗi một bông hồng cài áo mang một màu sắc khác nhau sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau. Vậy chúng mang ý nghĩa như nào? Vì sao lại chọn bông hồng? Sau đây hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu về ý nghĩa của bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan cũng như phong tục này nhé!
Nguồn gốc của nghi thức “bông hồng cài áo”
Nghi thức bông hồng cài áo theo Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh Giám đốc TT nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam được khởi xướng từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết năm 1962.
Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử thiêng liêng. Bó hoa hồng rực rỡ tặng mẹ nhân dịp ngày lễ Vu Lan sẽ thay lời cảm ơn chân thành đến “đấng sinh thành”. Nhiều người Việt Nam đến ngày này sẽ cài lên một bông hồng màu sắc khác nhau.
Ý nghĩa bông hồng cài áo ngày lễ Vu Lan
“Bông hồng cài áo” là cài bông hoa hồng cho những ai con mẹ hoặc mất mẹ. Vào ngày lễ Vu Lan mọi người đên chùa đều cài lên áo mình một bông hồng màu sắc khác nhau để nhắc nhở về công ơn cha mẹ.
Bông hồng đỏ
Những người cài trên áo bông hồng cài áo màu đỏ là những người còn đủ cả cha mẹ trên đơi đó là niềm tự hào, may mắn của người đó. Bông hồng cài áo màu đỏ này để thể hiện cho lòng biết ơn, chữ hiếu, công nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ đã dành cho chúng ta.
Nếu như ai còn được cài những bông hồng này thì hãy dành nhiều thời gian, quan tâm, chăm sóc cha mẹ mình nhiều hơn.
Bông hồng nhạt
Bông hồng màu nhạt dành cho những người mất cha hặc mất mẹ. Những người cài bông hồng này để bày tỏ lòng biết ơn đến cha hoặc mẹ đang còn sống. Họ là những người vất vả một mình nuôi nấng chúng ta khơn lớn. Chính vì thế mà người con càng phải trân trân trọng cha hoặc mẹ đang còn của mình , dành cho họ nhiều yêu thương, sự quan tâm hơn nữa
Bông hồng trắng
Bông hồng trắng biểu trưng cho sự tưởng nhớ, chia lìa âm dương cách biệt. Những người cài bông hồng này là những người đã mất cả cha và mẹ. Đó như là một lời nhắc nhở cho người con rằng đã mất đi những thứ quý giá nhất trên đời. Vì vậy phải sống sao cho thật tốt, làm những điều không trái lương tâm để những người ra đi được an tâm.
Những người còn được cài bông hồng đỏ thật may mắn vì còn có cha mẹ. Như nhắc nhở cho người cài bông hồng trắng rằng đã mất đi những người thân nhất, quý giá nhất. Họ phải sồng sao cho đúng với lương tâm
Bông hồng vàng
Khác với những bông hồng trên để bày lòng biết ơn, tưởng nhớ cha mẹ. Thì bông hồng cài áo màu vàng dành cho những tu sĩ. Tu sĩ là những người rũ bỏ mọi muộn phiên thế gian để xuất gia. Họ tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn. Họ không chỉ bày tỏ với lòng biết ơn với cha mẹ sinh ra mình mà họ còn bày tỏ lòng biết ơn với những cha mẹ rộng hơn nữa. Đó là tất cả chúng sinh. Những tu sĩ mang trong mình sứ mệnh lớn lao, cao cả đó là phù hộ cứu độ chúng sinh
Theo quan niệm, màu vàng được cho là màu của sự giải thoát, màu của sự buông bỏ. Buông bỏ mọi muộn phiền thế gian, không để tâm, chấp nhặt, bảo thủ bất kì một ai hay chuyện gì. Như vậy tâm họ mới thấy an nhiên
Quy tắc khi cài các bông hồng
- Như trên đã nói thì mỗi màu của bông hồng cài áo sẽ được cài cho mỗi người hoàn cảnh khác nhau. Bông màu đỏ cho ai còn cả cha mẹ. Bông hồng nhạt cho ai còn cha hoặc mẹ. Bông hồng trắng cho những ai đã mất cả cha mẹ trên đời. Bông hồng vàng cài cho những tu sĩ.
- Khi đến dịp lễ Vu Lan mọi người sẽ đến chùa và chọn cho mình một bồng hồng theo màu khác nhau và cài vào áo bên phía ngực trái
- Người cài bông hồng cho mọi người sẽ là những tăng ni, phật tử
- Nghi thức sẽ diễn ra trong khoảng từ 1 – 2 giờ đồng hồ tùy vào số lượng người tham gia
- Mọi người sẽ xếp hàng theo hàng ngang sau đó cầu nguyện
Tết Hàn Thực – Những điều bạn chưa biết
Ngày lễ bày tỏ tình cảm là ngày gì? Bạn có biết nguồn gốc của nó bắt nguồn từ đâu?
Những quan điểm sai lầm về tháng “cô hồn”