back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Zona tai có thể gây điếc và liệt mặt vĩnh viễn

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Zona tai là một thể của bệnh zona, tuy tương đối hiếm gặp nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm như mất thính lực, viêm màng não, liệt mặt…

Trước khi đi sâu tìm hiểu về bệnh zona tai, chúng ta cùng điểm qua một vài “khái niệm” khi nhận định về loại hình tổn thương da kiểu này.

Đứng trước một đám tổn thương cấp tính dạng ban rát bỏng có mụn nước mới xuất hiện ở trên một vùng da nào đó, người ta thường có 3 “cách nghĩ”:

  • Bị “giời leo”(hoặc dời leo): Do quan niệm dân gian cho rằng tác nhân gây bệnh có vẻ “siêu nhiên” (chắc là nhầm lẫn với bệnh zona do virus, vì không thể nhìn thấy tác nhân bằng mắt thường). Bởi vậy nên người ta tránh nhắc tới cái tên “Ngài Dời” vì sợ “ngài ấy” giận mà làm cho bệnh trở nên khó chữa và nặng thêm. Chính vì lý do đó mà bệnh thường được chữa bằng “mẹo”, mang “màu sắc” tâm linh như “khoán” tại chỗ hoặc thậm chí “khoán” từ xa kết hợp với các câu “thần chú”. Nghe đồn là “ứng nghiệm”, tuy nhiên “lĩnh vực” này chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng và công nhận.
  • Bị viêm da kích ứng do độc tố tiết ra từ côn trùng: Trong này bao gồm cả kích ứng với chất tiết có acid phosphoric hữu cơ từ con bọ giời khi “leo” lên người. Ngoài ra còn những loại côn trùng khác như kiến ba khoang, sâu ban miêu, sâu róm, bọ nẹt… Cách chữa thường là áp dụng tại chỗ để tẩy rửa và trung hòa độc tố. Có thể dùng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian với những vật liệu “hoa lá củ quả” sẵn có để giảm đau, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tổn thương da do côn trùng thường nhanh khỏi và được cho là “chuyện vặt”.
  • Bị bệnh zona: Do Varicella Zoster Virus (thuộc họ Herpes nên cũng được gọi là Herpes Zoster). Virus này sau khi gây ra bệnh thủy đậu sẽ không bị chết đi mà còn “rút vào bí mật”, âm thầm “ém quân” tại các hạch, các rễ thần kinh ở trong não và tủy sống, chờ thời. Khi hệ miễn dịch của “thân chủ” có “biến”, liền “hành quân” dọc theo các bao myelin của các sợi thần kinh, tiến thẳng tới vùng da mà dây thần kinh đó chi phối, gây nên ban đỏ rát và mụn nước. Cách chữa có thể bằng Tây y, Đông y và các bài thuốc dân gian dựa trên những đặc tính kháng sinh, kháng viêm, làm dịu và săn se da của thảo dược. Bệnh này có thể gây biến chứng trầm trọng và để lại di chứng nặng nề.

Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đề cập tới bệnh ở tai do “con” vi rút Herpes Zoster còn về con “Dời ơi” và con “bọ giời” thì chưa bàn tới. Việc tìm hiểu về bệnh zona ở tai thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Bệnh lý sẽ giúp chúng ta có cách nhìn đúng, sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời.

Zona tai là bệnh gì?

Zona tai là một thể loại diễn biến ở tai của bệnh zona thần kinh (từ đây xin được gọi là bệnh zona thần kinh theo y học hiện đại chứ không gọi là bệnh giời leo theo cách gọi dân gian), gây phát ban đỏ, phồng rộp, đau đớn ở trong và quanh tai. Bệnh do virus varicella-zoster gây ra. Đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Người bệnh chỉ có thể bị bệnh zona tai khi đã từng mắc bệnh thủy đậu.

Zona tai làm tổn thương dây thần kinh sọ não số 8 (dây thần kinh chịu trách nhiệm về thính giác và thăng bằng) và hạch gối của dây thần kinh sọ não số 7 (dây thần kinh kiểm soát cử động trên khuôn mặt). Hai dây thần kinh này nằm kề nhau ở đoạn trong xương đá.

Bệnh zona thần kinh ở tai nói riêng và bệnh zona nói chung, không phải là một bệnh nhiễm trùng mới mắc mà nó là bệnh nhiễm trùng “tái phát”. Khi ai đó bị zona, tức là do tự thân chứ không phải do bị nhiễm từ người khác. Người ta không lây bệnh zona cho nhau, chỉ lây virus gây bệnh thủy đậu cho nhau mà thôi. Người nhiễm virus sẽ mắc bệnh thủy đậu và một thời gian dài sau đó có thể phát bệnh zona. Cho nên, nếu một người bị zona tai, nghĩa là trong quá khứ, bản thân người bệnh đã bị thủy đậu do nhiễm virus varicella-zoster. Khi tiếp xúc trực tiếp với dịch lỏng từ mụn nước của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu trước kia chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

1. Nguyên nhân gây bệnh zona tai

Tại sao bị zona tai? Về bản chất, zona thần kinh ở tai là sự tái hoạt động của virus varicella-zoster vốn đã có sẵn từ trước. Qua một đợt bệnh thủy đậu, virus “ẩn mình và nằm vùng” trong các rễ và hạch thần kinh ở sọ não và sau tủy sống trong trạng thái “ngủ đông” suốt một thời gian dài, có lẽ là do bị “chế ngự” bởi hệ thống miễn dịch.

Loại virus này có thể được kích hoạt lại nhiều năm sau đó. Khi tái hoạt động, virus di chuyển theo các sợi thần kinh đến da và gây ra các vết phỏng rộp đau đớn cho người bệnh. Zona tai xảy ra khi virus varicella-zoster tái hoạt động ở dây thần kinh sọ số 7 và số 8. Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, là một dây thần kinh hỗn hợp, bao gồm những sợi vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Ban rát đỏ và mụn nước xuất hiện trong ống tai, vùng cửa tai và sau tai là do tổn thương những sợi thần kinh cảm giác của dây số 7.

Hiện nay, nguyên nhân gây kích hoạt lại virus varicella-zoster vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều kiện thuận lợi dẫn đến sự tái hoạt động của virus này là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu (trên những bệnh nhân đang bị ung thư, hóa trị, xạ trị, nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép sau ghép tạng hoặc sử dụng thuốc corticoid dài ngày).

Đọc thêm

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gì?

2. Các yếu tố nguy cơ

Chỉ những ai đã từng bị thủy đậu do không tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu từ nhỏ thì mới có nguy cơ phát bệnh zona thần kinh ở tai.

Những điều kiện thuận lợi cho phát bệnh thường là:

  • Người từ 60 tuổi trở lên
  • Người đang trải qua quá trình căng thẳng về cảm xúc và suy nhược thể chất
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư…)
  • Người đang điều trị bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị ung thư
  • Người đã được cấy ghép nội tạng hoặc cấy ghép tủy xương, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép.

Dấu hiệu nhận biết zona tai

Khi varicella-zoster virus (VZV) được tái kích hoạt ở hạch gối sẽ gây ra bệnh zona tai với đặc điểm là chỉ ở một bên của thân thể.

Về toàn thân, đôi khi người bệnh có các triệu chứng tương tự như khi bị nhiễm các virus khác, bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Ê ẩm người
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi

Các biểu hiện tại chỗ ở vùng tai:

  • Đau tai: Đau bỏng rát dữ dội, nhói sâu từng cơn ở trong ống tai, cửa tai, vành tai và sau tai. Cơn đau có thể lan xuống miệng, lưỡi, làm tăng cảm với cảm giác nóng bỏng khi ăn. Cái đau này khác với đau rát ở nông trên bề mặt da trong viêm da kích ứng do độc tố từ côn trùng.  Triệu chứng đau thường bộc phát trước khi có những biến đổi trên da. 
  • Ban đỏ với phỏng nước: Xuất hiện sau khi khởi phát đau từ vài tiếng tới vài ngày. Vùng da trong ống tai, nắp bình tai, cửa tai, loa tai và sau tai bị ban đỏ và có những mụn nước nhỏ li ti nổi thành từng chùm. Các nốt mụn nước chứa dịch màu vàng chanh, nằm dọc theo sự phân bố các nhánh cảm giác của dây thần kinh mặt. Sau vài ngày, mụn nước vỡ ra và đóng vảy trên bề mặt. Lớp vảy sẽ bong dần và để lại nhiều chấm sẹo lấm tấm trên bề mặt da ở vùng tai.

Thông thường, zona tai chỉ gây tổn thương trên những sợi thần kinh cảm giác của dây 7. Tuy nhiên, thỉnh thoảng “con” virus này “lên cơn”, tấn công luôn cả những sợi thần kinh vận động, gây “mất điện” ở các cơ mặt. Thậm chí, nó còn tấn công sang cả bên “hàng xóm” là dây thần kinh số 8, cái dây đảm trách chức năng nghe và thăng bằng, gây ra các triệu chứng như:

  • Liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn một bên mặt (cùng bên với bên xuất hiện mụn nước)
  • Chóng mặt kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nhất là khi di chuyển hoặc xoay vòng
  • Mất thính lực, có thể vĩnh viễn hoặc có thể hồi phục một phần hay toàn phần
  • Ù tai, nghe có tiếng ve kêu, dế kêu… trong tai bên tổn thương
  • Tăng độ nhạy cảm với âm thanh, nghe đau do tổn thương nhánh thần kinh cơ bàn đạp

Trường hợp hy hữu, zona ảnh hưởng tới não và màng não, gây đau đầu, lú lẫn hoặc cứng gáy. Đôi khi các dây thần khác ở sọ não cũng bị zona phát tác, như dây thần kinh thị (số 2), dây thần kinh tam thoa (số 5), gây mù lòa do viêm loét giác mạc, do tổn thương dẫn truyền thị giác.

Những người càng lớn tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch thì nguy cơ phát bệnh càng cao, càng gặp nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.

Biến chứng nguy hiểm khi bị zona ở tai

Thông thường, zona tai sẽ “hoành hành” trong khoảng 2 tuần rồi “lặn mất tăm” mà không để dấu tích gì “đáng nhớ”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cực kỳ đặc biệt và vô cùng hiếm gặp, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra nhiều “phiền toái”:

  • Mụn nước vỡ ra có thể bị nhiễm trùng, gây viêm tấy lan tỏa ở ống tai ngoài, viêm sụn vành tai, viêm mô tế bào vùng mặt… gây nguy hiểm tính mạng hoặc để lại sẹo xấu.
  • Đau nhức vùng tai dai dẳng và bất trị, kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, thậm chí suốt đời, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi. Cơn đau mạn tính này có thể rất tồi tệ, làm suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần, tới mức có thể gây tự vẫn ở những bệnh nhân có trầm cảm nặng. Hiện tượng này là do các tổn thương, tạo “sẹo” ở dây thần kinh, làm “chập mạch”, gây tăng cảm và khuếch đại dẫn truyền cảm giác đau sau zona.
  • Yếu hoặc liệt mặt ngoại biên một bên, có thể hồi phục hoặc không
  • Điếc tiếp nhận, rối loạn tiền đình ở bên tổn thương, có thể hồi phục hoặc không
  • Khô mắt, khô miệng, mất vị giác do tổn thương sợi thần kinh điều tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt và vị giác
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động do bị “chập cheng”, gây trùng hợp những động tác mà vốn dĩ phải tách biệt, thí dụ như khi cười thì mắt lại nhắm…
  • Viêm não- màng não, xảy ra khi bệnh tiến triển “ác tính”, gây sốt cao (39-40 độ C), đau nhức đầu dữ dội, nôn vọt, rối loạn tiêu hóa…
  • Đọc thêm

    Bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

    Bệnh zona tai có tái phát không?

    Thường thì chỉ bị zona một lần trong đời, kể cả zona tai. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt có thể tái bộc phát bệnh zona tai nhiều hơn một lần, có lẽ do hệ miễn dịch quá suy yếu.

    Đọc thêm

    Bệnh zona thần kinh có lây không?

    Chẩn đoán

    Bệnh zona tai thường được chẩn đoán bằng cách quan sát và đánh giá lâm sàng. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh về bệnh sử, diễn tiến bệnh và các triệu chứng, đồng thời tìm kiếm, quan sát, đánh giá tính chất, đặc điểm của các vết phát ban và mụn rộp trên da để định hướng chẩn đoán.

    Việc chẩn đoán, đôi khi có thể khó khăn vì các triệu chứng của zona tai không phải lúc nào cũng bộc lộ cùng một lúc. Do đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác nhận chẩn đoán. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất dịch từ vết mụn nước của người bệnh để làm miễn dịch huỳnh quang, làm PCR hoặc nuôi cấy để tìm varicella-zoster virus.

    Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các tổn thương khác ở não nếu thấy cần thiết.

    Đọc thêm

    Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi là gì? Hiểu để biết cách chăm sóc

    Cách điều trị zona tai

    1. Điều trị zona tai bằng thuốc và can thiệp y tế

    Hiện nay, không có cách chữa đặc hiệu nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh zona ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc dùng một số loại thuốc có thể kìm hãm sự nhân lên của virus, làm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đi khám ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện để được điều trị kịp thời. Hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn nếu được bắt đầu trong vòng 3 ngày kể từ khi phát bệnh.

    Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị zona tai là:

    • Thuốc corticosteroid: Corticosteroid như prednisone thường được dùng để ức chế phản ứng viêm quá mức, từ đó giảm hiện tượng phù nề chèn ép dây thần kinh, đặc biệt khi dây thần kinh mặt lại nằm trong một ống xương hẹp. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng corticosteroid bằng cách bắt đầu uống prednisone 60mg, 1 lần/ngày, trong 4-7 ngày liên tục. Sau đó, sẽ giảm liều từ từ trong 2 tuần tiếp theo. 
    • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus sẽ phát huy hiệu quả nếu được sử dụng ngay hoặc trong vòng 3 ngày kể từ khi ban đỏ xuất hiện. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của virus, giúp giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và di chứng. Thông thường, các loại thuốc kháng virus hay được sử dụng là acyclovir valacyclovi, famciclovir. 
    • Thuốc giảm đau: Có thể dùng paracetamol hoặc thuốc giảm đau ibuprofen không kê đơn khi đau mức độ vừa. Nhưng nếu đau nặng hơn, những thuốc trên không giúp kiểm soát được cơn đau, bác sĩ có thể phải dùng tới thuốc giảm đau gây nghiện có chất opioid. Với đau mãn tính và bất trị sau zona, các thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, có thể phải dùng tới thuốc chống động kinh (pregabalin, carbamazepine, gabapentin), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và thuốc an thần diazepam. Thuốc dùng tại chỗ để giảm đau như capsaicin, phong bế lidocaine.
    • Thuốc kháng sinh: Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để phòng ngừa hoặc điều trị bội nhiễm. 
    • Thuốc tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin B1, B6, B12 liều cao đường uống hoặc đường tiêm cũng có thể được phối hợp sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch. 
    • Thuốc bôi trên da: Khi điều trị zona tai, thuốc bôi trên da có thể được kê đơn, bao gồm thuốc mỡ kháng viêm steroid, sát khuẩn như Methylen, thuốc kháng virus như zovirax. Bệnh nhân cần bôi thuốc này lên vùng có mụn nước để giảm đau, giảm ngứa, chống viêm, ngừa sẹo, hạn chế bội nhiễm.

    Đối với trường hợp bị bị liệt mặt nghi do phù nề chèn ép dây thần kinh trong ống xương, phẫu thuật giải áp dây thần kinh mặt có thể được thực hiện. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật chỉ thực sự tốt nếu được thực hiện trong vòng 2 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng liệt mặt.

    Mặc dù không có bằng chứng xác đáng rằng corticosteroid, thuốc kháng virus và phẫu thuật giảm áp dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi được bệnh zona tai nhưng đây là sự kết hợp điều trị duy nhất có thể hữu ích.

    2. Cách điều trị zona tai tại nhà

    Người bệnh có thể kết hợp việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với các biện pháp điều trị tại nhà sau đây để quản lý các triệu chứng zona tai thêm hiệu quả:

    • Giữ cho vết mụn nước khô ráo và sạch sẽ.
    • Che vết mụn nước (nếu có thể) để tránh lây lan virus.
    • Không dán cao hoặc bôi kem lên vết vỡ loét chảy dịch vì nó tạo điều kiện cho bội nhiễm và chậm lành.
    • Không xoa, gãi các nốt mụn nước để tránh gây vỡ, nhiễm trùng và để lại sẹo.
    • Sau khi tắm, nên nhẹ nhàng lau khô vùng tai. Không dùng chung khăn tắm.
    • Cột tóc gọn gàng, không đội mũ gây hầm, nóng, ngứa ngáy vùng tai đang bị tổn thương..
    • Có thể chườm mát gián tiếp lên vùng da bị tổn thương.
    • Không đi bơi tránh để nước lọt vào tai gây nhiễm trùng.
    • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tránh chạm tay vào vùng tai bị bệnh.

    Đọc thêm

    Mách nhỏ 6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà dễ áp dụng

    Phòng ngừa

    Bệnh zona thần kinh nói chung và zona tai nói riêng thường xảy ra khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Do đó, để tránh bị zona tai sau mắc thủy đậu, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh. 

    Bên cạnh đó, mọi người cần chủ động tiêm vắc xin để phòng ngừa nhiễm bệnh thủy đậu hoặc ngăn ngừa phát tác bệnh zona. Mặc dù vắc xin không bảo vệ bạn được 100% nhưng nó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phát bệnh cũng như giảm nguy cơ biến chứng và di chứng khi bị bệnh. Có 2 loại vaccine, Shingrix và Zostavax, trong đó Shingrix được cho là tốt hơn.

    Hy vọng những thông tin trên có thể hữu ích cho việc tìm hiểu về bệnh zona tai, một bệnh tuy hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. 

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328