back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư sau điều trị • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hiện nay, chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư sau điều trị vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Nhiều bệnh nhân ung thư do không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách đã dẫn suy kiệt cơ thể trầm trọng hơn. Và cũng chính vì lẽ đó mà suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh nhân ung thư.

Trong khi đó, dinh dưỡng hợp lý sau khi điều trị ung thư sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy, nên lưu ý gì trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng đối với những người khỏi bệnh ung thư?

Một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp chúng ta:

  • Cung cấp thêm năng lượng và sức mạnh cho mọi hoạt động.
  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hồi phục lại sức khỏe sau quá trình bệnh tật và điều trị.
  • Cải thiện tâm trạng.
  • Ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và thậm chí là một số bệnh ung thư.

Đối với những người khỏi bệnh ung thư, nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống khoa học có thể giúp:

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh bằng cách cung cấp nhiều năng lượng hơn, giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện tâm trạng.
  • Kiểm soát các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư, tăng khả năng cơ thể đáp ứng với điều trị, giảm thời gian nằm viện và tăng tốc độ phục hồi.
  • Chữa lành vết thương và xây dựng lại các mô bị tổn thương sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các điều trị ung thư khác.
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại nhiễm trùng và nâng cao sức khỏe về lâu dài.
  • Giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư

Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư sau điều trị không quá phức tạp. Người chăm sóc có thể giúp bệnh nhân thực hiện những thay đổi nhỏ trong cách ăn uống, và dần dần biến những thay đổi lành mạnh này thành một phần trong lối sống. Chế độ ăn uống sau khi điều trị ung thư cần lưu ý những điều sau đây:

1. Chế độ dinh dưỡng phải góp phần duy trì cân nặng hợp lý

Những người khỏi bệnh ung thư có thể bị sụt cân và thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, do cơ thể đã trải qua quá trình điều trị để chống chọi và tiêu diệt các tế bào ác tính. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe, việc duy trì cân nặng hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất mà bệnh nhân nên làm.

Do đó, chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần được điều chỉnh theo hướng: Thay vì tập trung vào tăng lượng calo nạp vào để giữ cân nặng ổn định sau điều trị, những người khỏi bệnh ung thư nên tập trung nhiều hơn vào chất lượng calo họ nạp vào.

Bên cạnh đó, thừa cân hay béo phì cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và tăng nguy cơ ung thư tái phát. Vì vậy, hãy đo chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết xem liệu bệnh nhân có đang ở mức cân nặng phù hợp với chiều cao hay không. Nếu bạn bị thừa cân, hãy cân nhắc việc giảm cân bằng cách cắt giảm lượng calo và tăng cường hoạt động.

2. Điều chỉnh khẩu phần ăn

Trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư, bạn nên duy trì đầy đủ chất với những khẩu phần ăn hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi mỗi ngày. Các loại rau củ quả bệnh nhân ung thư có thể tiêu thụ bao gồm: Rau bina, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, hẹ, cần tây, sả, tỏi, măng tây, các loại nấm, khoai lang…Hãy duy trì khoảng 2/3 số thực phẩm bệnh nhân ăn hàng ngày có nguồn gốc từ thực vật.
  • Chọn chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo omega-3, chẳng hạn như axit có trong cá hồi và quả óc chó.
  • Chọn protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, thịt nạc, trứng, quả hạch, hạt và các loại đậu.
  • Chọn các nguồn carbohydrate (tinh bột) lành mạnh, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.

Sự kết hợp của các loại thực phẩm này sẽ đảm bảo rằng bệnh nhân cung cấp đầy đủ dưỡng chất bao gồm protein, tinh bột, các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh.

3. Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ

Hãy cho người bệnh ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu chất xơ khác (chẳng hạn như atiso, bông cải xanh, củ cải đường, cà rốt, cải Brussels, đậu lăng…). Những loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, lại rất ít calo nên sẽ giúp bệnh nhân duy trì cân nặng hợp lý và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tái phát.

4. Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường

Một lưu ý đặc biệt khác trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư chính là hạn chế tiêu thụ thực phẩm và các loại đồ uống chứa nhiều đường. Nếu bạn đang cần nạp 2000 calo mỗi ngày, lượng đường nạp vào chỉ tương đương với khoảng 12 muỗng cà phê đường.

Ăn và uống quá nhiều đường hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, do chúng không mang lại bất kỳ dinh dưỡng nào. Trong khi đó, nạp quá nhiều calo không cần thiết từ đường có thể gây tăng cân. Hạn chế đường sẽ giúp kiểm soát calo nạp vào, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

5. Hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến

Thịt đỏ bao gồm thịt cừu, thịt bò và thịt lợn đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là nhóm thực phẩm có thể gây ung thư cho con người. Bên cạnh đó, các loại thịt đã qua chế biến bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và một số loại thịt nguội cũng được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ung thư. Vì vậy, hãy hạn chế thêm chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh nhé!

6. Hạn chế muối trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo rằng một người bình thường không nên ăn quá 2.3 g muối trong một ngày. Ăn quá nhiều muối cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ cao huyết áp và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư, hãy thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị lành mạnh hơn khi nấu ăn.

7. Hạn chế rượu trong chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư

Chất lỏng là một phần thiết yếu trong bất kỳ chế độ ăn uống nào. Theo khuyến nghị dinh dưỡng, mỗi người nên uống ít nhất 8–10 ly chất lỏng mỗi ngày (khoảng 2-3 lít). Hầu hết chất lỏng nạp vào cơ thể nên là nước lọc, nhưng bạn cũng có thể lấy chất lỏng từ súp, sinh tố, sữa ít béo, nước ép trái cây hoặc các loại đồ uống không đường khác.

Nếu uống rượu hoặc đồ uống có cồn, hãy uống có chừng mực. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư. Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị ung thư. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn uống rượu và giới hạn lượng uống ở mức tối thiểu.

Trong trường hợp người bệnh muốn bổ sung bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Người bệnh cũng có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ dinh dưỡng.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328