9 ngày độc trong tháng 5 âm lịch (Cửu độc) là 5, 6, 7 và 15, 16, 17 cùng 25, 26, 27. Đây là những ngày mà dân gian cho rằng là thời điểm mà “Thiên địa giao thái cửu độc nhật”, các loại độc trong trời đất cùng tụ lại.
Trong năm Giáp Thìn, theo lịch tiết khí là Nhật lịch tức lịch dương thì tháng 5 âm trải dài qua 2 tiết khí của mùa Hạ là tiết khí Mang Chủng và tiết khí Hạ Chí. Để có được một cơ thể khỏe mạnh ngoài việc luôn giữ cho bản thân một tâm thái tích cực và chăm chỉ tập thể dục hàng ngày thì cần có rất nhiều điều phải kiêng kị, trong đó cần chú ý đến vấn đề về ẩm thực.
Ẩm thực dưỡng sinh tiết Mang Chủng
Từ xưa đến nay, vào mùa hạ, chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng, dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân, nên ăn uống các thực phẩm có công dụng khư thử ích khí, sinh tân chỉ khát. Người già công năng cơ thể sụt giảm, nên lấy thanh bổ làm chủ, trợ thanh thử giải nhiệt hộ vị ích tý. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh, mặc dù thời tiết nóng nhưng nên kiêng kỵ các loại thực phẩm tính lạnh mát nhằm phòng ngừa phát sinh bệnh tật.
Trong tiết Mang Chủng cần chú ý:
– Ăn những thực phẩm nhẹ
Trong tiết khí này, không nên ăn những thức ăn có dầu mỡ hoặc hương vị mạnh. Theo đó, lựa chọn hàng đầu của bạn trong tiết khí này là nên ăn rau xanh và ngũ cốc thô, có tác dụng hạ huyết áp và mỡ máu và ít dùng thịt cừu, thịt lợn, ớt, hành và gừng nếu thường xuyên cảm thấy khát và mệt mỏi.
– Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Thời tiết nóng nực của tiết Mang chủng nên rau và trái cây là hai loại thực phẩm có tính chất hàn được khuyến khích sử dụng.
Theo đó, quả mướp đắng là một lựa chọn kinh điển vì nó chứa rất nhiều dưỡng chất thiên nhiên và có đặc tính tốt những người bị huyết áp cao hoặc mỡ máu. Ngoài ra, cà chua, dưa chuột, cà tím, cần tây, măng tây, dưa hấu và dâu tây cũng được khuyên dùng để hạ nhiệt trong cơ thể và thúc đẩy tiêu hóa.
– Ăn mận xanh luộc
Quả mận khi còn xanh thường chua, chứa nhiều acid hữu cơ tự nhiên và rất giàu khoáng chất nên có thể giúp làm sạch máu, giảm mỡ trong máu. Bởi vậy, nếu muốn loại bỏ mệt mỏi và có thân hình cân đối thì trước khi ăn phải luộc lên.
Ngoài ra, mọi người nên ăn các loại rau, đậu, hoa quả, kiều mạch, ngô, khoai lang, đậu nành, chuối tiêu, rau chân vịt, rau thơm, cải dầu, cải bắp, rau cần, hành tây, cần tỏi, rau diếp, khoai tây, củ từ; Không nên ăn thực phẩm quá ngọt, quá mặn, đồ ăn sống, nguội, tính lạnh.
Món ăn dưỡng sinh: thịt bò kho tàu, bí đao xào nấm hương, mướp đắng hấp, trứng xào cà chua, rau diếp trộn.
Trứng chiên cà chua: sinh tân chỉ khát, dưỡng tâm an thần.
Nấm hương xào bí đao: bổ ích trường vị, sinh tân trừ phiền.
Ngũ vị câu kỷ ẩm (chích dấm ngũ vị tử 5g, câu kỷ tử 10g cắt nhuyễn cho vào nước sôi rồi cho thêm đường trắng khuấy đều để uống): tư thận âm, trợ thận dương.
Ẩm thực tiết Hạ Chí:
Mỗi thời điểm thời tiết lại khác nhau nên dưỡng sinh trong 24 tiết khí cần thay đổi theo mùa, hãy kiên trì thực hiện thực đơn có lợi cho sức khỏe. Ẩm thực tiết Hạ Chí nên ăn thực phẩm có tính hàn, cà chua, dưa chuột, rau cần, bí đao, củ sen, đậu xanh, ô mai, hạnh nhân, bách hợp, hạt sen.
Không nên: thực vật cay nóng, quá nhiều trái cây và món ăn ướp lạnh, lẩu, đồ nướng.
Món ăn dưỡng sinh: rau trộn măng tây, bí xanh nấu thịt viên, trứng xào cà chua, canh đậu xanh, canh ô mai đậu đỏ.
Món ăn thúc vượng vận khí của 12 con giáp trong tiết Hạ Chí
– Mì: Có câu “Đông Chí bánh chẻo, Hạ Chí ăn mì”, ăn mì vào tiết Hạ Chí không những thưởng thức mĩ vị vì mùa nào thức nấy, mà còn được thần linh phù hộ, sức khỏe dẻo dai, tinh thần phấn chấn.
– Ăn đồ nguội, canh chua để giải khát: Các loại đồ nguội như bánh bột lọc, mỳ nguội, dưa hấu, canh chua các loại… có tác dụng giải nhiệt và khai vị tốt.
– Ăn thực phẩm có vị đắng: Mùa hè ngũ hành Hỏa vượng, trong khi đó phổi (phế) lại thuộc ngũ hành Kim, Hỏa khắc Kim gây cảm giác nóng trong, khó chịu. Các loại thực phẩm như mướp đắng, hạt sen, trà hoa cúc, măng trúc… tuy có vị đắng nhẹ nhưng lại có tác dụng trợ tâm khí, phổi.
*Mọi thông tin trong bài mang tính tham khảo!