Đối với một số người, việc bẻ xương bẻ khớp là một thói quen và cũng là một cách giải tỏa căng thẳng. Một số khác lại tin rằng việc bẻ xương khớp có thể dẫn đến sự phát triển của viêm khớp. Liệu thói quen này có thực sự gây hại cho sức khỏe xương khớp hay không?
1. Bản chất của việc bẻ xương bẻ khớp
Khớp xương là các điểm nối giữa các đầu xương bao gồm bao khớp, sụn khớp, xoang khớp, dây chằng,… Tiếng kêu “răng rắc” khi bạn bẻ xương khớp có liên quan đến các bong bóng khí nhỏ.
Hầu hết mọi người có thói quen bẻ xương bẻ khớp tại các vị trí như ngón tay, cột sống, đốt sống cổ khi đau nhức hoặc mỏi tại vị trí này. Có một thực tế sau khi bạn bị gãy xương, vị trí khớp của bạn đột ngột thay đổi. Thì các bọt khí được giải phóng trong bao hoạt dịch, tạo ra âm thanh “tanh tách”. Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn, giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động.
Thường mất 15 đến 20 phút để các bong bóng khí tan. Khi đó xương khớp trở lại vị trí bình thường. Đây là lý do tại sao bạn không thể bẻ cùng một đốt ngón tay 2 lần liên tiếp.
Khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để “giãn gân giãn cốt”, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra. Thì áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc mà chúng ta thường nghe.
Theo các chuyên gia xương khớp, sau khi bẻ khớp ngón tay, đốt tay, bạn có thể gặp 2 cảm giác. Là thoải mái hơn hoặc rơi vào tình trạng đau nhức. Đối với trường hợp bẻ khớp chỉ phát ra tiếng răng rắc hoặc lục cục. Không kèm theo biểu hiện đau nhức, khác thường nào thì bạn có thể yên tâm. Vì vấn đề này hết sức bình thường, không gây hại cho xương khớp.
2. Thực chất cảm giác giảm đau mỏi sau khi bẻ xương khớp là do đâu?
Sau khi bẻ xương khớp cảm giác đau mỏi cũng tiêu tan theo tiếng “rắc rắc”
Nguyên nhân cho vấn đề này là cảm giác đau mỏi của bạn cũng xuất phát từ tình trạng căng cơ, dây chằng quả tải. Cùng với đó gây sức ép lên xương, khớp, cản trở lưu thông máu đến các khớp. Lúc này hành động nắn chỉnh khi bẻ xương khớp sẽ tác động trực tiếp lên bó gân, làm thư giãn cơ bắp xung quanh. Khiến chúng ta có cảm giác thoải mái
Động tác bẻ xương khớp giúp kéo căng cơ khớp làm giảm cảm giác nhức mỏi tại chỗ. Mặt khác tác động lên sợi dây thần kinh, khiến bạn dễ chịu tạm thời
3. Thói quen bẻ xương khớp có lợi hay có hại?
Gây mất thẩm mỹ
Các đốt ngón tay của bạn sẽ trở nên to và bè ra hơn khi bạn có thói quen bẻ ngón tay thường xuyên. Bạn sẽ dễ dàng quan sát và so sánh giữa ngón tay bình thường và ngón tay thường bị bẻ cong. Những thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, cổ… sẽ giúp tinh thần sảng khoái, lấy lại tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khớp phì đại, giảm sức cầm nắm (bàn tay), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vì mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.
Giãn, rách dây chằng quanh khớp tay
Thói quen bẻ ngón tay nếu kéo dài thường xuyên nguy cơ bạn sẽ bị giãn, rách dây chằng quanh khớp tay là điều khó tránh khỏi. Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.
Viêm hoặc thoái hóa mặt khớp
Chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả viêm hoặc thoái hóa khớp do bẻ ngón tay. đừng chủ quan vì chính hoạt động này tác động khiến cho thoái hóa, viêm khớp bàn tay diễn ra nhanh hơn.
Khi bạn tác động một lực nắn, kéo hoặc bẻ khớp ngón tay, lúc này bề mặt khớp sẽ bị bào mòn nhất là phần sụn, vị trí tiếp xúc giữa hai đầu xương. Thói quen này, lâu ngày nếu không giảm bớt sẽ gây ra tình trạng viêm hoặc thoái hóa mặt khớp. Ngoài ra, sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.
Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Bẻ ngón tay ảnh hưởng gì khi về già?
Sụn là nơi bao quanh các đầu khớp, có màu trắng, có tác dụng giảm ma sát, là “tấm đệm” giúp toàn bộ cơ thể vận động và hoạt động nhịp nhàng. Theo độ tuổi hay có lực tác động từ bên ngoài, bộ phận này càng hư hỏng , khi hư hỏng sụn khớp không thể được tái tạo lại.
Để giảm cảm giác mệt mỏi, bạn có thể tập các động tác tay nhẹ nhàng thay vì bẻ khớp. Nếu phải làm việc văn phòng, không nên ngồi quá lâu một chỗ. Nên đi lại cử động 30 phút một lần.
Bẻ khớp có lợi gì không?
Việc bẻ khớp ngón tay cũng có một số lợi ích nhất định. Cụ thể, hành động này sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay. Nói cách khác, nó tác động trực tiếp vào một bó gân gần khớp tên là Golgi. Ở đây chứa những dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động. Khi bẻ khớp, gân này được kích thích làm thư giãn cơ bắp xung quanh. Khiến chúng ta có cảm giác “lỏng” và dễ chịu, tiếp thêm sinh lực làm việc. Vì thế, chúng mình hoàn toàn có thể bẻ các khớp ngón tay khi tê, mỏi.
4. Lời khuyên
Chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần vặn mình. Tốt nhất không nên mở các khớp ngón tay, ngón chân, vặn cột sống cổ vì động tác này có thể gây tác động xấu đến bề mặt sụn, đĩa đệm và gây hại cho khớp.
Lời khuyên của các nhà chuyên môn đưa ra là mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.
Liên hệ với chúng tôi : Nuedu.vn/