back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

BỆNH TAY – CHÂN VÀ MIỆNG Ở TRẺ NHỎ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

       1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh TCM là 1 hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột họ picornaviridae gây ra. Virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus EnTerovirus 71 (EV 71). Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

       2. Triệu chứng

Đầu tiên là sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn. Một đến hai ngày sau khi sốt trẻ bắt đầu đau miệng, trong họng xuất hiện các chấm đỏ, sau đó biến thành các bọng nước và loét,…Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Trên da xuất hiện các ban da, thường có màu đỏ, một số hình thành bọng nước, ban này không ngứa, thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân.

       3. Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng là 3 – 7 ngày.

        4. Các biến chứng

Các biến chứng do nhiễm virus TCM thường hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra phải đến ngay cơ sở y tế để can thiệp.

       5. Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc biệt cho bệnh TCM. Các bác sỹ thường không cho sử dụng thuốc, trừ khi bị nhiễm trùng nặng.

Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não,…).

       6. Phòng bệnh

Hiện chưa có phương pháp phòng bệnh TCM đặc hiệu, tuy nhiên biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.

Những nơi bị nhiễm bệnh phải làm sạch bằng nước xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Tránh vuốt ve, hôn,… với người bệnh và không dùng chung dụng cụ,…

       7. Bệnh TCM trong nhà trẻ

Các vụ dịch TCM thường bùng phát trong nhà trẻ vào mùa hè, mùa thu và đồng thời với hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng. 

Một số khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh TCM

Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc dọn dẹp các vật dụng có phân trẻ.

  1. Che miệng khi ho, hắt hơi.
  2. Vệ sinh đồ chơi, sân chơi của trẻ,..
  3. Cho trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng,… nghỉ học.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328