Để phòng bếp trông gọn gàng và hiện đại, mỗi gia chủ cần có những cách bố trí phụ kiện bếp sao cho phù hợp với không gian và thiết kế căn bếp của mình. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ gợi ý cho quý gia chủ một số cách bố trí phụ kiện tủ bếp dạng chữ I, L, U, song song và có bàn đảo thông minh nhất.
1. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp theo hình dạng thiết kế tủ bếp
Thông thường, những hình dạng thiết kế tủ bếp được sử dụng nhiều nhất là: chữ I, chữ L, chữ U, song song, có bàn đảo. Mỗi cách bố trí lại có những đặc điểm và phong cách riêng nên gia chủ cần tìm hiểu kỹ để chọn được cách bố trí phù hợp nhất với căn bếp.
1.1. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp chữ I
Tủ bếp chữ I thường có kích thước chiều dài trên 3m, chiều rộng từ 60 – 85 cm, chiều cao tối thiểu khoảng 80 – 85cm cho tủ bếp dưới. Với tủ bếp trên thì chiều sâu tủ sẽ nhỏ hơn ½ tủ dưới, chiều cao sẽ từ 85 cm hoặc chạm trần và chiều dài bằng hoặc thấp hơn tùy theo sở thích của gia chủ. Gợi ý cho gia chủ một số cách bố trí bằng các thiết kế ảnh.
1.2. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp chữ L
Với cách bố trí phụ kiện tủ bếp chữ L thì tủ bếp thường có kích thước chiều dài từ 1.5 – 3.5m, chiều rộng 60- 65cm, chiều cao tối thiểu từ 70 – 80cm. Chiều sâu tủ bếp trên cũng chỉ bằng khoảng ½ chiều sâu tủ bếp dưới
Dưới đây là gợi ý cách bố trí phụ kiện tủ bếp chữ L cho gia chủ bằng các thiết kế ảnh:
1.3. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp chữ U
Các kích thước chiều dài, chiều cao tiêu chuẩn của cách bố trí tủ bếp chữ U thường lần lượt là: 80 – 90 cm, 70 – 90 cm tùy theo vị trí của tủ là dưới hay trên.
Mời gia chủ tham khảo cách sắp xếp phụ kiện tủ bếp chữ U theo cách thiết kế ảnh sau:
1.4. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp có bàn đảo
Tủ bếp có bàn đảo có kích thước tiêu chuẩn khoảng 80cm chiều cao, 50cm chiều sâu và chiều rộng tùy theo nhu cầu và thiết kế căn bếp của gia chủ. Quý gia chủ hãy tham khảo cách thiết kế phụ kiện tủ bếp có bàn đào thông dụng hiện nay qua ảnh sau:
1.5. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp song song
Bố trí tủ bếp song song thường có kích thước tiêu chuẩn tương tự như tủ chữ I. Kích thước sẽ có chiều dài trên 3m, chiều rộng từ 60 – 85 cm, chiều cao tối thiểu khoảng 80 – 85 cm.
Quý gia chủ hãy xem mẫu ảnh về cách bố trí phụ kiện tủ bếp song song dưới đây để hiểu rõ hơn về cách thiết kế này:
2. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp theo từng sản phẩm phụ kiện
Thông thường, phụ kiện tủ bếp bao gồm những sản phẩm như: giá để bát đĩa, xoong nồi, gia vị, dao thớt, thùng gạo, hệ tủ kho, thùng rác,… Các sản phẩm này cần lắp đúng vị trí để phát huy đúng công năng và giúp người dùng tiện lợi khi sử dụng
2.1. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp trên
Thông thường ở tủ bếp trên, ngoài máy hút mùi và tủ đựng đồ khô lặt vặt, gia chủ thường bố trí thêm giá bát. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng giá bát hiện nay, các thương hiệu đã sản xuất rất nhiều loại giá bát khác nhau. Trong đó có 2 loại chính thường được khách hàng sử dụng ở tủ bếp trên là:
1 – Giá bát nâng hạ: Có cơ cấu giảm chấn thông minh, kết hợp với nút trợ lực (có thể chịu trọng lượng tối đa 12kg) giúp nâng hạ giá bát một cách dễ dàng. Sản phẩm này có thiết kế dạng tầng thông thoáng cùng với khay hứng nước ngăn nước bị nhỏ ra tủ, phù hợp cho khách hàng có chiều cao khiêm tốn và người cao tuổi, trẻ em.
2 – Giá bát cố định: Có đặc điểm khá giống giá bát nâng hạ nhưng chỉ khác là giá bát cố định không có cơ chế kéo lên kéo xuống. Phụ kiện này để ở tủ đồ trên, thường để đựng những chén, bát, tô ngay trên bồn rửa chén.
Mời gia chủ theo dõi bảng kích thước giá bát thông dụng dưới đây để có thể chọn lựa giá bát phù hợp với khoang tủ nhà mình:
Một số kích thước mẫu giá bát thông dụng | |
Chiều rộng tủ | Kích thước
(Rộng x Sâu x Cao) |
600mm | 565 x 280 x 650(mm) |
700mm | 665 x 280 x 650(mm) |
800mm | 760 x 280 x 650(mm) |
900mm | 860 x 280 x 650(mm) |
1000mm | 965 x 280 x 650(mm) |
2.2. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp dưới
Các phụ kiện tủ bếp dưới thông thường là thùng rác, thùng gạo âm tủ, ngăn kéo bát đĩa, xoong nồi,… Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm này gia chủ hãy tham khảo thông tin của các dòng sản phẩm phụ kiện tủ bếp dưới.
1 – Ngăn kéo xoong nồi
Ngăn kéo xoong nồi là vật dụng thiết yếu cho mỗi gia đình. Thông thường sản phẩm này được được trong các tủ bếp dưới, gần bếp nấu để dễ dàng thuận tiện lấy sử dụng sản phẩm. Ngăn kéo xoong nồi có 2 loại chính: dạng nan và dạng hộp.
- Thiết kế nan đan xen: giúp bát và đĩa được dựng đúng vị trí, không bị xô lệch trong quá trình sử dụng nên thường đặt ở ngay tủ dưới bồn rửa chén hoặc các tủ xung quanh.
- Thiết kế ngăn kéo dạng hộp: được thiết kế thành một khối hộp duy nhất, phù hợp để chứa xoong nồi, bát đĩa ít dùng. Chính vì không có nan thoát nước, người dùng nên để bát đĩa khô hẳn rồi mới úp vào ngăn kéo, tránh gây hiện tượng ẩm mốc, han gỉ.
Dưới đây là bảng kích thước ngăn kéo xoong nồi thông dụng mà quý gia chủ không nên bỏ qua:
Bảng kích thước ngăn kéo xoong nồi phù hợp với khoang tủ | |
Chiều rộng tủ | Kích thước sản phẩm |
600mm | 564x425x168mm |
700mm | 664x450x200mm |
800mm | 864x425x168mm |
900mm | 864x450x200mm |
2 – Thùng rác âm tủ
Thùng rác thông minh được lắp đặt hoàn toàn bên trong hộc tủ dưới, gần vị trí bồn rửa, giúp căn bếp trở nên sạch sẽ và việc vứt rác trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc thiết kế âm tủ sẽ giúp hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn ra ngoài đảm bảo an toàn sức khỏe con gia đình của quý gia chủ.
Theo cấu tạo thùng rác âm tủ thông minh thi sẽ gồm 2 loại chính:
- Thùng rác âm tủ đơn: Bao gồm 1 khoang đựng duy nhất, thường sử dụng cho gia đình ít người (1-3 người).
- Thùng rác âm tủ đôi: Bao gồm 2 khoang thùng rác đặt cạnh nhau, dễ dàng phân loại rác khô và rác ướt. Sản phẩm thường được sử dụng cho gia đình đông người (trên 3 người) và thường xuyên nấu ăn.
Dưới đây là 2 kích thước thùng rác âm tủ phổ biến với các gia đình Việt mà gia chủ không thể bỏ qua:
Bảng kích thước thùng rác âm tủ tương ứng với chiều rộng khoang tủ | |
Chiều rộng khoang tủ | Kích thước |
Tối thiểu 350mm | Dài 350 x Rộng 250 x Cao 450 (mm) |
Tối thiểu 400mm | Đường kính Φ290 x Cao (350-430)mm |
3 – Thùng gạo thông minh
Thùng gạo thông minh là sản phẩm giúp loại bỏ được sự tấn công của chuột, gián, mối mọt, bảo quản lương thực của gia đình khỏi các tác nhân bên ngoài làm ẩm mốc gạo. Ngoài ra, loại phụ kiện này còn giúp gia chủ lấy được lượng gạo mong muốn, tránh tình trạng lãng phí gạo. Thùng gạo thông minh gồm 2 loại chính:
- Thùng gạo cánh mở: Thùng gạo được lắp kèm với tay trượt kéo đẩy nằm trong ngăn tủ, cho phép khi mở cánh tủ, thùng gạo sẽ được đẩy ra ngoài.
- Thùng gạo lắp âm: Thùng gạo được lắp cố định vào hộc tủ, không cần lắp cánh tủ
Vị trí lắp đặt thùng gạo nên gần khu vực lưu trữ đồ khô, gần bồn rửa hoặc nồi cơm điện, tại phần tủ bếp dưới để tiện cho việc cất lấy gạo, nấu cơm. Thùng gạo thông minh có thông số kích cỡ (rộng x sâu x cao) phổ biến nhất như sau:
Bảng kích thước thùng gạo tương ứng với chiều rộng khoang tủ | |
Chiều rộng khoang tủ | Kích thước |
300mm | Rộng 280 x Sâu 390 x Cao 480mm |
200mm | Rộng 200 x Sâu 410 x Cao 670 mm |
2.3. Cách bố trí phụ kiện tủ bếp khác
Tủ đồ khô là phụ kiện nhà bếp cần thiết cho mỗi gia đình bởi khả năng bảo quản và lưu trữ đồ tiện lợi. Tủ đồ khô được chia ra làm 2 loại tủ: tủ cánh kéo và tủ cánh mở. Các loại tủ đồ khô được đặt ngay ngay bên cạnh tủ lạnh hoặc tại 1 ngăn tủ riêng biệt trong căn bếp.
Hiện nay, kích thước tủ đồ khô trên thị trường khá đa dạng và phong phú. Để lựa chọn tủ đồ khô phù hợp với nhu cầu sử dụng, trước hết gia chủ cần nắm rõ các kích thước thông dụng sau:
Kích thước tủ đồ khô thông dụng phù hợp với chiều rộng khoang tủ | |
Chiều rộng khoang tủ | Kích thước (Rộng x Sâu x Cao) |
400 – 600mm | 350 x 480 x (1700-2000)mm |
450 – 600mm | 414 x 500 x (1650-1950)mm |
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho quý gia chủ một số gợi ý về cách bố trí phụ kiện tủ bếp cho gia đình theo những hình dáng thiết kế tủ bếp thông dụng và theo các loại phụ kiện đặt trong căn bếp. Hy vọng gia chủ đã chọn được cách sắp xếp phù hợp với căn bếp của chính gia đình mình.
Mọi thắc mắc về các dòng sản phẩm phụ kiện tủ bếp hay muốn nhận được sự tư vấn bố trí phụ kiện bếp, quý gia chủ xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Thông tin liên hệ: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TÂN KỶ NGUYÊN
- Hotline:
- Website: tkn.vn/
- Địa chỉ:
- Thành phố Hà Nội: Số A16 – TT19, khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 520, đường Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.