Chúng ta đều biết những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Bởi vậy, sau mỗi bữa ăn sẽ là thời điểm mà đường huyết tăng cao nhất. Để tránh tình trạng chỉ số này lên quá cao gây ra biến chứng, bạn cần biết cách giảm đường huyết cao sau ăn thế nào cho hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
Cùng HelloBacsi tìm hiểu ngay nhé!
Đường huyết tăng đột biến sau khi ăn có thể gây hậu quả gì?
Sau bữa ăn, mức đường huyết thường tạm thời tăng cao đột biến. Ngay cả ở những người không bị tiểu đường, sau khi ăn lượng đường huyết cũng tăng một chút. Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng quá cao sẽ dẫn tới biến chứng.
- Thở nhanh và sâu.
- Da và miệng khô.
- Mặt đỏ bừng.
- Đi tiểu thường xuyên hoặc khát nước kéo dài một ngày hoặc hơn.
- Hơi thở có mùi trái cây.
- Đau đầu.
- Cứng cơ hoặc đau nhức.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau bụng.
Nhiễm toan xeton xảy ra nhiều nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và đôi khi là dấu hiệu đầu tiên được ghi nhận. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể bị nhiễm toan xeton, nhưng ít gặp hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mình hạ đường huyết, hãy kiểm tra ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên rằng nên giữ đường huyết dưới 180 mg/dl sau bữa ăn 1–2 giờ.
Cách giảm đường huyết cao sau ăn hiệu quả
Cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn nhanh nhất là tiêm insulin. Có nhiều loại insulin khác nhau và cách dùng cũng có nhiều khác biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để chỉ định loại phù hợp. Bạn cần phải sử dụng insulin đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau khi dùng thuốc, tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn vẫn xảy ra, bạn cần đi khám lại ngay để bác sĩ đánh giá và điều chỉnh.
Cách giảm đường huyết cao bền vững chính là lối sống
Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Mỗi bệnh nhân sẽ có mức đường huyết mục tiêu riêng. Nhưng nhìn chung, muốn có cách giảm đường huyết cao sau ăn, tránh tình trạng này tái diễn thường xuyên, thì tốt nhất là bạn nên tập trung cả vào những phương pháp giảm đường huyết tổng thể, bền vững.
Chúng bao gồm:
- Hãy năng động hơn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. Quan trọng là không được tập thể dục nếu có xeton trong nước tiểu. Điều này có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn nữa.
- Uống thuốc hoặc tiêm insulin theo hướng dẫn: Nếu lượng đường trong máu của bạn ở mức cao thường xuyên, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc bạn dùng hoặc thời điểm bạn dùng thuốc.
- Thực hiện bữa ăn cho bệnh tiểu đường: Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trong việc tuân thủ nó. Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa; chọn thực phẩm ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối; uống nước thay vì nước trái cây hoặc soda; hạn chế đồ uống có cồn. Nếu thèm đồ ngọt, bạn hãy chọn trái cây thay vì các món có đường.
- Kiểm soát khẩu phần ăn của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp đĩa: 1/2 đĩa bằng rau xanh, 1/4 là đạm nạc và 1/4 ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu tinh bột.
- Kiểm tra lượng đường trong máu hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn đang ốm hoặc nghi ngờ đường huyết tăng/giảm bất thường.
Trên đây là các cách giảm đường huyết cao sau ăn. Hi vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn.
[embed-health-tool-bmr]