Một ly trà sả thơm không chỉ giúp bạn giảm stress, giảm đau mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt. Bạn hãy cùng học cách làm trà sả tại nhà để luôn có sẵn ly trà dùng nhé!
Khi biết cách làm trà sả tại nhà, bạn sẽ có sẵn món đồ uống để thư giãn nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được một số lợi ích sức khỏe từ loại đồ uống này như giảm cholesterol, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tác dụng của trà sả
Những tác dụng của trà sả vừa tốt cho sức khỏe tinh thần lại vừa giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất.
1. Giảm bớt stress
Đối với nhiều người, thói quen thưởng thức trà sả nóng có thể giúp thư giãn tinh thần mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Mùi thơm thanh mát của sả không những có thể giúp xả stress mà còn cải thiện chứng lo âu.
Bạn có thể uống một ly trà sả vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống hoặc thưởng thức vào chiều tối để thư giãn sau một ngày làm việc vất vả.
2. Giảm mức cholesterol
Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm Tiên tiến, chiết xuất từ sả có thể giúp giảm lượng cholesterol ở động vật. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất bạn dùng. Điều này có nghĩa là bạn dùng nhiều sả hơn thì có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ có thể duy trì vóc dáng thon gọn.
3. Ngăn ngừa viêm nhiễm
Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này có thể nhờ sả có chứa các hợp chất chống viêm như axit chlorogen, isoorientin và swertiajaponin. Loại thảo mộc này được cho là có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng, một chứng bệnh do nhiễm nấm thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV. Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp bạn chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
4. Bảo vệ răng miệng
Một số người nhai thân cây sả để cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Một nghiên cứu đăng trên trang Tạp chí Hóa học Thực phẩm cũng ủng hộ cách chăm sóc răng miệng này. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 loại thảo mộc và thấy rằng chiết xuất sả là một trong những chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng mạnh nhất.
5. Giảm các cơn đau
Theo một nghiên cứu, sả được chứng minh là có thể giúp bạn ngăn chặn các cơn đau. Điều này có nghĩa là bạn có thể uống trà sả để giảm đau trong một số trường hợp.
6. Tăng lượng hồng cầu
Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy thói quen uống trà sả hàng ngày trong 30 ngày có thể giúp tăng nồng độ hemoglobin, dung tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm máu cho 105 đối tượng trước khi bắt đầu. Sau đó, họ lại tiếp tục thực hiện xét nghiệm máu vào ngày 10 và ngày 30 của quá trình nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc uống trà sả giúp tăng sự hình thành các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học cho rằng đặc tính chống oxy hóa của trà đã mang tới tác dụng này.
7. Giảm chứng đầy hơi
Trà sả có thể có tác dụng lợi tiểu. Điều này có nghĩa là loại trà này giúp kích thích thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ, trà sả giúp tăng lượng nước tiểu nhiều hơn các loại đồ uống khác. Tác dụng lợi tiểu này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng cơ thể tích nước dẫn đến đầy hơi, một triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Cách làm trà sả tại nhà
Chỉ với những nguyên liệu cơ bản, bạn có thể pha cho mình nhiều loại trà thơm ngon như trà sả chanh, trà sả tắc, trà cam sả hay trà đào cam sả.
Cách làm trà sả cơ bản
Bạn chỉ cần mua được sả là có thể pha cho mình một ly trà thơm ngát.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách thực hiện
– Làm sạch rồi cắt cây sả thành các đoạn nhỏ từ 2.5 – 3cm.
– Đun sôi nước.
– Bỏ phần thân sả đã cắt vào ly rồi đổ thêm nước sôi.
– Ngâm sả với nước sôi trong ít nhất 5 phút.
– Lọc phần thân sả ra rồi thưởng thức trà. Bạn có thể bỏ thêm đá nếu muốn uống trà lạnh.
– Gừng làm sạch, gọt vỏ thái lát mỏng.
– Chanh rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
– Cho gừng, sả và đường vào nồi nước rồi đun sôi.
– Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và nấu thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
– Ngâm trà xanh vào nồi nước vài phút.
– Lọc hết bã trà, gừng và sả ra để lấy phần nước trà.
– Để cho trà nguội hẳn rồi thêm vài lát chanh vào.
– Thêm ít lá bạc hà nếu thích rồi thưởng thức. Bạn có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.
Cách làm trà sả tắc
Nếu có sẵn tắc, bạn có thể kết hợp thêm nguyên liệu này vào ly trà của mình theo hướng dẫn sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3 cây sả
- 70g trà (Bạn có thể chọn trà sâm dứa)
- 100 quất
- 1 quả chanh
- Đường
- Ít muối
- Nước lọc
Cách thực hiện
– Đun sôi 1,5 lít nước rồi đổ nước nóng vào trà để hãm trà trong khoảng 5 phút.
– Lọc bã trà rồi pha thêm đường vào nước trà sao cho vừa miệng.
– Sả rửa sạch, đập giập rồi cắt nhỏ.
– Cho sả vào nồi, đổ nước ngang mặt sả rồi đun khoảng 10 phút. Khi đun, bạn nhớ đậy nắp nồi để mùi sả không mất nhiều.
– Chắt lấy phần nước sả vừa đun.
– Đổ trà ra ly rồi pha cùng với một ít nước cốt sả vừa nấu và khuấy đều.
– Vắt thêm ít tắc và chanh rồi nêm thêm ít muối cho vừa miệng.
– Bỏ thêm vài lát chanh vào ly và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm đá nếu thích.
Cách làm trà cam sả
Bạn có thể tự pha cho mình một ly trà cam sả theo hướng dẫn sau đây.
– Bỏ sả vào nồi nước rồi đun sôi.
– Chắt phần nước vừa nấu ra ly rồi cho trà túi lọc vào ủ vài phút.
– Lấy trà ra rồi đổ thêm nước cam vắt vào khuấy đều.
– Cho thêm vài lát cam vào ly rồi thưởng thức. Bạn có thể cho thêm đá nếu muốn uống lạnh.
Cách làm trà đào cam sả
Bạn có thể mua những hộp đào ngâm sẵn trong siêu thị về kết hợp với ly trà cam sả để có một món uống ngọt ngọt, chua chua lại thơm nhẹ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đào ngâm sẵn
- 1 trái chanh
- Trà túi lọc
- 10 cây sả
- 2 trái cam
Cách thực hiện
– Làm sạch, đập giập rồi cắt khúc sả.
– Cam cắt đôi, một nửa vắt lấy nước còn một nửa cắt lát mỏng.
– Cho sả vào nồi nước rồi đun sôi cho dậy mùi thơm.
– Ngâm 1 gói trà túi lọc vào ly 40 – 50ml nước sôi vào phút rồi lấy ra.
– Cho ít đường, ít nước sả và nước cam vào ly trà rồi khuấy đều.
– Cho thêm vài miếng đào và vài lát cam vào ly rồi trang trí với cây sả tươi và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm đá nếu muốn uống đặc.
Sả có thể gây ra một số phản ứng dị ứng cho một số người nên bạn cần kiểm tra xem mình có dị ứng với loại thảo dược nào không trước khi dùng. Ngoài ra, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà sả nếu đang mang thai, đang uống thuốc hay mắc một vấn đề sức khỏe nào đó.
Trà sả không những thơm ngon mà còn có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm cholesterol cũng như ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm khó chịu. Hãy thử áp dụng các cách làm trà sả tại nhà để có thể tự pha chế ly trà thơm nhé bạn!
Như Vũ HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmi]