back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VỚI TRẺ BỊ SÂU RĂNG

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

  1. Bệnh sâu răng là gì?

Thực chất bệnh sâu răng là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra.

  • Vi khuẩn (gây sâu răng): tồn tại, bám trên bề mặt răng như lớp mảng bám răng.
  • Đường (trong đồ uống, thức ăn) được vi khuẩn sử dụng để tạo thành và phát triển các mảng bám răng, chúng tiêu hoá đường để tạo acid, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng, ngà răng. Thời gian vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng khoảng 20 phút – 1 giờ sau khi ăn, tùy thuộc loại thức ăn đặc, lỏng, loãng.

        2. Yếu tố gây bệnh sâu răng

  • Đường – thực phẩm có đường: Đường (saccarose) gây sâu răng nhiều nhất. Các loại đường glucose, fructose, maltose, lactose có trong mật ong, mật mía, trái cây tươi, khô, đóng hộp hoặc nước ngọt,… đều là món ăn ưa thích của vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi khuẩn.
  • Tinh bột: Tinh bột có nguy cơ gây sâu răng thấp hơn đường. Tinh bột được nấu chín gây sâu răng chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba khả năng gây sâu răng của saccarose. Tuy nhiên, hỗn hợp tinh bột và saccarose có tiềm năng gây sâu răng nhiều hơn một mình tinh bột.
  • Thuốc dùng chữa bệnh cho trẻ có đường: Hầu hết thuốc kháng sinh, vitamin, sirô ho…. cho trẻ dưới dạng dung dịch đều chứa một lượng đường lớn. Dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể gây sâu răng nhiều ở trẻ.
  • Sự ăn mòn răng: Do mô cứng của răng bị ăn mòn do acid nội, ngoại sinh, gồm acid citric, acid photpholic, acid ascorbic, acid malic,… được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, nước ép trái cây, đồ uống có gas, dấm. Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể phá huỷ toàn bộ răng.
  • Sâu răng do bú bình: Là loại sâu răng do nuôi dưỡng đưa đến. Bú bình lúc đi ngủ, trẻ ngậm bình trong khi ngủ,… là nguyên nhân gây sâu răng.

       3. Lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn

  • Đường bột: sử dụng cho trẻ các loại chất ngọt thay thế đường gần như hoặc không gây sâu răng. Ví dụ: sorbitol, malnitol, siro glucose thủy phân, saccharin, thaumatin,…
  • Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D: có trong sữa, rau quả, cá, phomai,… giúp chống rụng răng, chống loãng xương,…giúp canxi được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng tái khôi phục bề mặt răng, chống lại sự tấn công của acid.
  • Rau quả:

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm không gây hại răng: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, cà rốt,… giúp làm sạch răng, loại bỏ mảng bựa vôi.
  • Loại thực phẩm hại răng: chuối, chà là, cà chua, đậu hà lan, sung, cam,… do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cung cấp cho cơ thể trẻ vitamin và làm sạch cho miệng.
  • Các mẹ có thể cho bé sử dụng xen kẽ các loại thực phẩm gây sâu răng và không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn.

       4. Vệ sinh răng miệng

  • Súc miệng sau khi ăn, uống đồ ngọt
  • Đánh răng ngày 02 lần sau lúc ăn sáng, trước khi đi ngủ.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328