Ngủ trưa bao lâu là đủ? Một giấc ngủ ngắn chính là 1 cách để hồi phục năng lượng trong cơ thể của bạn hay bù cho giấc ngủ đêm còn thiếu. Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi ngủ trưa bị đau đầu, mệt mỏi hơn nhưng có những người lại cảm thấy sảng khoái, tinh thần phấn trấn. Điều này là do sự khác biệt về thời gian ngủ trưa, vậy ngủ trưa bao lâu là đủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin này và chia sẻ rộng rãi nhé!
1. Có nên ngủ trưa hằng ngày không?
Cơ thể mỗi người đều có 1 mức năng lượng nạp vào nhờ bữa sáng và giấc ngủ đêm. Tiếp đến là thời gian làm việc, học tập của mỗi người, trong khoảng thời gian này, cơ thể bạn sẽ tiêu hao đi 1 phần năng lượng để suy nghĩ, hoạt động thể chất, lao động… Theo các nhà khoa học, khi não chúng ta suy nghĩ sẽ tiêu thụ lên đến 320 calo/ngày. Tất nhiên, việc giảm calo đồng nghĩa với việc khiến cơ thể mệt mỏi và không tập trung, như vậy cần nạp năng lượng cho cơ thể bằng 1 giấc ngủ ngắn và bữa ăn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1 giấc ngủ trưa sẽ tác động tích cực đối với sức khỏe mỗi người, nhiều nguồn tin chính thống điển hình là CDC đã khuyên rằng bạn nên chợp mắt buổi trưa để hồi phục năng lượng, cũng như đảm bảo sức khỏe của bản thân, đồng thời giúp tỉnh táo hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình. Ngược lại, không ngủ trưa sẽ gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ,… điều này gây ảnh hưởng đến công việc, làm gián đoạn việc học tập.
2. 5+ Lợi ích tuyệt vời của ngủ trưa
Ở trên chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của việc ngủ trưa, trước khi biết được ngủ trưa bao lâu là đủ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngủ trưa đem lại lợi ích sức khỏe nào cho cơ thể nhé!
2.1. Hồi phục sức khỏe
Trên thực tế, 1 giấc ngủ trưa chính là 1 cách hồi phục năng lượng trong cơ thể của bạn. Nhiều khảo sát cho thấy rằng những người sau khi ngủ trưa 10 – 30 phút cảm thấy cơ thể dồi dào năng lượng hơn. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ không quá sâu, đồng nghĩa với việc não bộ của bạn đang nghỉ ngơi. Sau khoảng thời gian chợp mắt đó, nó sẽ đem lại cho bạn sự tỉnh táo, làm việc hoặc hoặc học tập hiệu quả hơn.
2.2. Giảm buồn ngủ
Đối với những người thiếu ngủ, ngủ trưa chính là khoảng thời gian tuyệt vời giúp bù đắp thời gian ngủ nghỉ còn thiếu. Ngoài ra, khi bạn tập trung đọc tài liệu, hay làm việc không thể tránh khỏi nhưng cơn buồn ngủ. Những vấn đề này đều có thể giải quyết bằng 1 giấc ngủ trưa ngắn và khi làm việc buổi chiều bạn sẽ không còn tình trạng buồn ngủ bất chợt.
2.3. Hạn chế cảm xúc tiêu cực
Thiếu ngủ, mất ngủ, buồn ngủ sẽ gây nên tâm trạng buồn bực, mệt mỏi, căng thẳng,… Theo 1 nghiên cứu cho thấy người không ngủ đủ giấc thường có tâm trạng tệ hơn so với người đủ giấc. Do đó 1 giấc ngủ trưa giúp cải thiện tâm trạng, bổ sung năng lượng khiến bạn phấn chấn hơn, suy nghĩ tích cực hơn. Với 1 tâm trạng ổn định, công việc bạn hoàn thành nhanh chóng và tốt hơn.
2.4. Tăng cường hoạt động não bộ
Khi bạn ngủ trưa, não bộ không cần phải suy nghĩ, hay bắt buộc phải tỉnh táo, não bộ lúc này đang tự hồi phục. Vì vậy, thời gian buổi chiều là khoảng thời gian lý tưởng để não bộ xử lý công việc và ghi nhận thông tin. Theo nghiên cứu, với những người thường xuyên thường xuyên ngủ trưa 10 – 30 phút sẽ tăng 34% năng suất công việc và điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
2.5. Hạ huyết áp
Bệnh cao huyết áp là 1 loại bệnh nguy hiểm, có thể gây các biến chứng về tim mạch và não bộ. Đây được là 1 loại bệnh cần phải thăm khám điều trị bác sĩ và sử dụng thuốc thường xuyên để giảm huyết áp. Các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên ngủ đủ giấc và nên ngủ trưa đều đặn, bởi ngủ trưa giúp hạ nồng độ huyết áp, từ đó thuyên giảm bệnh tình, hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh nguy hiểm.
3. Nên ngủ trưa bao lâu là đủ?
Phần này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: “Ngủ trưa bao lâu là đủ?” ở từng độ tuổi khác nhau. Như đã nói ở trên ngủ trưa có ảnh hướng tới việc giảm cân. Hãy theo dõi thông tin dưới đây để giải đáp câu hỏi nhé!
3.1. Người trưởng thành ngủ trưa bao lâu là đủ?
Ngủ trưa chỉ đơn giản là 1 giấc ngủ ngắn giúp bổ sung năng lượng hoạt động, như vậy bạn có thể chợp mắt trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. Giấc ngủ như vậy mới đảm bảo sự tỉnh táo cho bạn, từ đó nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời cũng hỗ trợ giảm cân. Nếu bạn ngủ trưa 10 phút cũng có thể coi là khoảng thời gian ngủ lý tưởng khi bạn bị hạn chế về mặt thời gian. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn thông thường, hoặc cơ thể kiệt sức do tăng ca nhiều có thể ngủ 45 phút để cải thiện tình trạng uể oải.
Nhiều người thư thái thời gian hơn sẽ ngủ 1 tiếng, thậm chí là 2 tiếng hoặc ngủ trưa 3 tiếng. Tuy nhiên ngủ trưa từ 1 – 2 mỗi ngày, thậm chí 3 tiếng hoàn toàn là không tốt, bởi thời gian ngủ như vậy sẽ khiến bạn chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi hơn. Đối với những người có ngủ đủ giấc thì không nên áp dụng khung thời gian ngủ trưa này. Khi bạn ngủ quá thời gian khuyến cáo trong 1 ngày sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ. Đối tượng thiếu ngủ ban đêm, hay ngủ ít hơn thời gian quy định, có thể ngủ bù để đảm bảo giấc ngủ từ 6 – 8 tiếng/ngày.
3.2. Bé ngủ trưa bao lâu là đủ?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ sẽ nhiều hơn so với những người trưởng thành, thời gian trong 1 ngày của trẻ nhỏ chủ yếu dành cho việc ngủ.Trẻ sơ sinh từ 0 – 11 tháng tuổi sẽ sử dụng 14 – 17 tiếng/ngày để ngủ. Thời điểm này bé ngủ mọi lúc mọi nơi, do đó trẻ sơ sinh chưa có khái niệm ngủ trưa. Đồng thời để không ngăn cản sự phát triển của bé hãy để bé ngủ bất cứ khi nào có thể là sáng, trưa hoặc chiều.
Đối với những trẻ từ 1 – 5 tuổi, độ tuổi học mẫu giáo, cần duy trì giấc ngủ từ 11 – 14 tiếng/ngày. Tuy nhiên giấc ngủ của trẻ cần phân bổ cả vào buổi trưa, vì vậy trẻ nhỏ cần tuân thủ kỷ luật ngủ đúng giờ, đặc biệt là giấc ngủ trưa trong vòng từ 1 – 3 tiếng đồng hồ.
Riêng đối với thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, phải dậy sớm đến trường, nhưng vẫn cần duy trì giấc ngủ từ 8 – 10 tiếng/ngày. Khoảng thời gian ngủ trưa của thanh thiếu niên khoảng 30 – 60 phút/ngày mới đảm bảo được sức khỏe để học tập tốt. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.
4. Lưu ý khi ngủ trưa đúng cách
Ngủ trưa sai cách có thể khiến bạn sai lệch đồng hồ sinh học, từ đó kéo theo rất nhiều hệ quả như não bộ không tập trung, nhận thức kém, cơ thể trong tình trạng lờ đờ,… Dưới đây là một số phương pháp giúp ngủ trưa đúng cách:
- Không ngủ quá khoảng thời gian khuyến cáo trong 1 ngày.
- Áp dụng khoảng thời gian ngủ trưa nêu trên.
- Nên ngủ trưa trong cùng 1 thời điểm mỗi ngày để tạo thói quen.
- Ngủ sau bữa ăn trưa và không chợp mắt sau 3 giờ chiều.
- Bổ sung cà phê hoặc thực phẩm có chứa caffeine để tránh tình trạng đau đầu.
Mặc dù khoảng thời gian ngủ trưa chỉ từ 15 – 30 phút, tuy nhiên khá nhiều người sẽ khó khăn khi đi vào giấc ngủ sâu, điều này làm ảnh hưởng tới thời gian ngủ trưa. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần 4 giải pháp dưới đây:
- Lựa chọn không gian yên tĩnh, mát mẻ, hạn chế ánh sáng.
- Tìm vài vật dụng như thảm mềm mại hay 1 chiếc ghế thoải mái để sử dụng.
- Hãy sử dụng bịt mắt, bông bịt tai tạo sự thoải mái.
- Sử dụng Vitamin ZMA hằng ngày giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
Bài viết đã tổng quát về giấc ngủ quan trọng như thế nào, đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu sâu hơn về giấc ngủ trưa đem lại sức lực mạnh khỏe cho cơ thể. Đồng thời, bài viết có giải đáp thắc mắc Ngủ trưa bao lâu là đủ. Hy vọng rằng bài viết cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về giấc ngủ trưa. Hãy áp dụng phương pháp ngủ trưa đúng cách để tối ưu giấc ngủ của bạn nhé!