back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Người huyết áp cao có uống được sâm không? • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Có rất nhiều lời đồn đại về việc sử dụng sâm có thể làm tăng huyết áp đến mức gây hại cho sức khỏe. Điều này có đúng hay không? Vậy, người huyết áp cao có uống được sâm không?

chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân huyết áp cao giải đáp thắc mắc này trước khi quyết định sử dụng sâm để bồi bổ cơ thể.

Người huyết áp cao có uống được sâm không?

Sâm, hay gọi đúng hơn là nhân sâm, là một dược liệu quý nổi tiếng với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực. Theo Đông y, vị thuốc này có vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn; quy kinh tâm, tỳ, phế. Vì sâm được xếp vào nhóm đại bổ nên rất nhiều người muốn sử dụng nhân sâm với mong muốn khỏe mạnh, tráng kiện hơn.

Đúng là nhân sâm có thể làm tăng huyết áp, nhưng hiệu quả này thường xảy ra trên người bị huyết áp thấp, giúp huyết áp trở lại bình thường. Bên cạnh đó, nhân sâm cũng làm giảm huyết áp nhờ khả năng giãn mạch, cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, người huyết áp cao có uống được sâm không thì câu trả lời là hoàn toàn ĐƯỢC.

Ngoài ra, nhân sâm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch như:

  • Hỗ trợ điều trị suy tim và bảo vệ các mô khỏi bị tổn thương khi cơ thể căng thẳng. Hơn thế nữa, sâm không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Saponin từ nhân sâm giúp bảo vệ chống lại tình trạng nhiễm độc tim.
  • Chất ginsenoside trong nhân sâm giúp ức chế chứng phì đại tâm thất, chống lại nhồi máu cơ tim sau thiếu máu cục bộ khu vực và tưới máu trở lại cho cơ tim.
  • Nhân sâm có tác dụng tạo mạch, làm giảm các tổn thương do xơ vữa động mạch.
  • Hỗ trợ giảm tình trạng tăng cân.

Người cao huyết áp có uống được hồng sâm không?

Bên cạnh vấn đề “Người huyết áp cao có uống được sâm không?” thì nhiều người cũng thắc mắc “Người cao huyết áp có uống được hồng sâm không?”. Thật ra, về bản chất, hồng sâm vẫn là nhân sâm nhưng đã được chế biến. Các củ nhân sâm nặng ít nhất 37g sẽ được làm sạch, đem đi hấp ở áp lực hơi nước cao rồi sấy khô để thành hồng sâm. Ngoài ra, còn có bạch sâm là những củ nhân sâm không đạt chuẩn để làm hồng sâm và một vài loại sâm chế biến khác.

Hồng sâm của Hàn Quốc, hay nhân sâm đỏ, cũng đã được chứng minh:

  • Có tác dụng hạ huyết áp trên những người bị tăng huyết áp. 
  • Cải thiện chức năng mạch máu, giảm xơ cứng động mạch ở những người tăng huyết áp.
  • Hồng sâm hoạt động giống như chất chống huyết khối và làm tiêu sợi huyết, tăng lượng máu đến mạch vành (mạch máu nuôi tim) nên có lợi cho người bị nhồi máu cơ tim cấp tính.
  • Chống tăng lipid máu, làm giảm quá trình xơ vữa động mạch, hạ đường huyết ở động vật.

Một thắc mắc khá phổ biến khác là “Người cao huyết áp có dùng sâm ngâm mật ong được không?”. Bạn hoàn toàn có thể dùng được. Mật ong không làm ảnh hưởng đến huyết áp.

Cách dùng sâm an toàn cho người tăng huyết áp

Người huyết áp cao có uống được sâm không thì câu trả lời là được, nhưng bạn cũng cần quan tâm đến việc uống như thế nào an toàn. Có một số lời khuyên khi sử dụng sâm như sau:

  • Liều dùng: Uống sâm nhiều có tốt không? Liều 2-4g hàng ngày được coi là an toàn. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm chứa sâm lại cho khuyến cáo khác nhau nên trước khi dùng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều dùng chính xác.
  • Kiêng kỵ: 
    • Phụ nữ mang thai được khuyên không nên dùng hồng sâm vì tác hại của sâm có thể gây dị tật thai nhi. Những trường hợp kiêng kỵ khác là người bị cảm mạo, bệnh gan mật cấp tính, loét dạ dày cấp tính, xung huyết dạ dày, giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu, di tinh, xuất tinh sớm.
    • Nhân sâm không dùng cho các trường hợp thực chứng, nhiệt chứng, phàm tỳ vị nhiệt thực, phế thu hỏa tà, ho ra đờm nhiều, táo bón, bụng có trùng tích, đau tức ngực, nấc.
  • Thận trọng: Những người có bệnh lý mạn tính hoặc đang trong quá trình dùng thuốc điều trị khác cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống hồng sâm.

Để dùng nhân sâm có 2 cách phổ biến như sau:

  • Thái mỏng, ngậm và nhai trong miệng từng chút một, sau đó, nuốt cả nước và bã.
  • Thái mỏng, cho vào ấm sứ hoặc chén sứ, thêm chút nước, hấp cách thủy rồi lấy nước uống. Tiếp tục lại quy trình tương tự cho đến khi nào sâm hết mùi vị.
Bạn có thể bổ sung sâm vào danh sách cao huyết áp uống gì và hoàn toàn không cần phải lo lắng người huyết áp cao uống sâm được không. Uống sâm hàng ngày là tốt cho sức khỏe và huyết áp, nhưng chỉ với liều lượng cho phép. Bên cạnh đó, bạn đừng quên những trường hợp thận trọng hoặc kiêng kị với sâm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328