Tức giận là phản ứng thường thấy khi con người gặp các tác nhân không ưng ý như thất vọng, bị chọc tức, bị người khác phán xét… Nóng giận thường xuyên làm cơ thể sinh ra nhiều hóc môn gây stress, ức chế hóc môn serotonin tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn vì vậy lâu ngày sẽ gây hại và làm chết các tế bào thần kinh. Nóng giận thường xuyên không chỉ gây hại cho bộ não mà còn tác động xấu lên các hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của cơ thể.
1. Tức giận gây hại lên não bộ ra sao
Hạch hạnh nhân nằm bên trong thùy thái dương của não sẽ là nơi nhận biết đầu tiên khi chúng ta bắt đầu giận dữ
Hạch hạnh nhân sẽ tác động lên vùng dưới đồi (vùng nhỏ nằm dưới não, gần tuyến yên)
Vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu cho tuyến yên ngưng sản xuất ra CHR – một loại hoocmon giúp kiểm soát stress
Tuyến yên sẽ kích thích tuyến thượng thận bằng cách tiết ra hoocmon ACTH
Tuyến thượng thận là nơi tiết ra các loại hoocmon liên quan đến stress như cortisol, adrenaline
2. Nóng giận tác động lên não bộ ra sao
Khi hoocmon cortison tăng cao, các tế bào thần kinh phải hấp thu nhiều canxi hơn bình thường. Khi lượng canxi tăng cao, các tế bào thần kinh sẽ phóng xung điện thần kinh tần suất cao hơn bình thường dẫn tới tuổi thọ nơ-ron bị giảm. Hồi hải mã và vùng vỏ não trước chán (PFC) là các nơi rất nhạy cảm và dễ tổn thương với hoocmon cortisol
Tăng cortisol còn làm cơ thể bị giảm serotonin, một loại hoocmon khiến cơ thể cảm thấy vui vẻ. Giảm hoocmon serotonin lâu dài khiến chúng ta dễ bị tức, nóng giận hơn và có thể dẫn tới chứng trầm cảm.
3. Hoocmon stress còn gây hại cho cơ thể
Hoocmon gây stress
- Cortisol
- Adrenaline
- Noradrenaline
Hệ tim mạch
- Tăng nhịp tim
- Tăng huyết áp
- Làm căng động mạch
- Tăng đường huyết, tăng mỡ máu
Khi triệu chứng này trở thành bệnh mạn tính, có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Hệ tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa
- Trao đổi chất kém
- Khô miệng
Hễ miễn dịch
- Suy tuyến giáp
- Giảm bạch cầu
- Dễ nhiễm bệnh
- Tăng nguy cơ bị ung thư
Các bệnh khác
- Giảm thị lực
- Đau nửa đầu
- Nhức đầu
- Mệt mỏi, loãng xương
4. Các nguyên nhân gây giận dữ
- Thất vọng
- Bị chọc tức
- Bị phán xét
- Sợ hãi, lo âu
- Bực tức
- Bị từ chối
Hướng dẫn cách thở Wim Hof – Giảm stress hiệu quả