back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tại sao lại có tuyết rơi?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tuyết rơi luôn là khung cảnh lãng mạn thường xuyên được các đạo diễn sử dụng trong phim, tuy nhiên cũng có những bộ phim tuyết lại được xem như một thảm họa có thể xóa sổ toàn nhân loại. Tại sao lại có tuyết rơi?

Tại sao lại có tuyết rơi?

Về mặt kỹ thuật, tuyết rơi trên núi và các vùng lạnh khác đơn giản chỉ chỉ là nước đóng băng. Nó được hình thành từ những tinh thể nhỏ của nước đóng băng và trông hơi giống những miếng bông nhỏ. Một bông tuyết là một tinh thể băng, hoặc là sự kết hợp giữa các tinh thể băng, rơi xuống trái đất từ bầu khí quyển với nhiều hình dạng cũng như kích thước khác nhau, như hình lục giác, ngôi sao, hoa, kim và nhiều thứ khác. Tuyết mới rơi cũng phản chiếu hơn 90% lượng ánh sáng mặt trời trở lại không gian.

Tại sao lại có tuyết rơi?
Một số hình dạng tinh thể tuyết

Dưới nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời, hơi nước bốc hơi nước liên tục từ ao, hồ, sông, biển… Do trọng lượng thấp, hơi nước bốc lên cao hơn trong bầu khí quyển và tạo thành mây. Có thể bạn đã được học ở trường rằng khi chúng ta đi lên cao hơn trong khí quyển, nhiệt độ sẽ giảm. Mặt khác, khả năng giữ không khí của hơi nước giảm khi nhiệt độ giảm. Tới một thời điểm nhất định, không khí trở nên quá tải với hơi nước. Không khí có nhiều hơi nước và hơi ẩm được cho là ở trạng thái bão hòa. Dưới trạng thái này, hơi nước ngưng tụ trên các hạt khói và bụi trộn lẫn trong không khí.

Khi tiếp tục làm lạnh, nó biến thành các hạt tuyết. Những hạt này kết hợp với nhau tạo thành tinh thể tuyết. Khi không khí không thể chịu được trọng lượng của các hạt này, chúng rơi xuống Trái đất dưới dạng những bông tuyết và tạo thành một lớp tuyết trên những khu vực có độ cao đủ lớn.

Tại sao chúng ta chứng kiến tuyết rơi thường xuyên trên núi?

Bạn có nhận thấy rằng không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới, tuyết chủ yếu rơi ở những vùng đồi núi, càng lên trên cao, mất độ tuyết càng dày đặc? Vậy tại sao các địa hình bằng phẳng và các khu vực khác ít chứng kiến tuyết rơi hơn? Khả năng tuyết rơi tại một khu vực nhất định phụ thuộc vào 2 yếu tố:

1. Độ cao của khu vực từ mực nước biển.

2. Khoảng cách của khu vực đó với đường xích đạo.

Đây là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ. Cũng dễ hiểu thôi ngày xưa, chắc chắn ai cũng đã được học càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, càng gần xích đạo, nhiệt độ càng tăng. Chính vì 2 yếu tố này mà tại sao, chúng ta thường thấy tuyết rơi chủ yếu trên các vùng đồi núi, nơi có độ cao lớn.

Tại sao lại có tuyết rơi?

Có một sự thật khá thú vị về tuyết rơi. Mặc dù thực tế là lượng tuyết hình thành trong khí quyển là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ của chúng rơi xuống tạo thành tuyếti. Phần còn lại rơi xuống dưới dạng mưa phùn, vì khi đám mây hơi nước đi xuống sườn núi, nhiệt độ bắt đầu tăng lên, khiến nó tan chảy và biến thành nước. Đó là lý do tại sao chúng ta hiếm thấy tuyết rơi ở vùng đồng bằng do vai trò của nhiệt độ trong sự xuất hiện của tuyết rơi.

Ảnh hưởng của tuyết rơi đến hệ sinh thái

Tuyết rơi là vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái của chúng ta. Khi nó tan vào mùa hè, nước chảy xuống sông và các vùng nước khác. Nước này sau đó được sử dụng cho tưới tiêu và sinh hoạt. Tuyết cũng là một chất dẫn nhiệt kém do không khí bị mắc kẹt bên trong nó. Do đó, nó hoạt động như một tấm chăn ấm cho Trái đất. Điều này cho phép cả thực vật và động vật đặc hữu ở vùng tuyết thích nghi với môi trường lạnh. Khác với sự lãng mạn các bạn thường thấy trên phim ảnh, thực tế, tuyết lại gây ra nhiều thiệt hại cho hoa màu, động vật do nhiệt độ thời tiết quá lạnh. Chính vì vậy, nếu không có các phương án phòng chống, tuyết thực sự rất đáng sợ đối với người nông dân.



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328