back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin; u lympho ác tính không Hodgkin) là ung thư phát triển trong hệ bạch huyết. Hiểu về bệnh lý này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Vậy nguyên nhân gây u lympho không Hodgkin là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Bệnh u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là gì?

U lympho không Hodgkin hay còn gọi là ung thư hạch không Hodgkin, u lympho ác tính không Hodgkin. Đây là ung thư phát triển trong hệ bạch huyết. Với loại ung thư này, khối u phát triển từ tế bào lympho (tế bào máu trắng). Tế bào này có thể được tìm thấy ở hạch bạch huyết, lá lách và các cơ quan khác của hệ thống miễn dịch. Chính vì đặc điểm trên mà u lympho không Hodgkin có thể bắt đầu ở bất kỳ bộ phận nào và có thể lan sang bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. U lympho không Hodgkin có nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là khuếch tán tế bào lympho B và ung thư hạch nang.

Những ai thường mắc u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)?

Những người có hệ thống miễn dịch yếu thường dễ mắc phải u lympho không Hodgkin. Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi và nam giới thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là gì?

Những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc phải u lympho không Hodgkin là:

  • Ra mồ hôi nhiều về đêm
  • Sốt và cảm thấy ớn lạnh
  • Ngứa
  • Hạch bạch huyết sưng ở cổ, nách, háng, hoặc các khu vực khác
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ho hoặc khó thở
  • Đau bụng hoặc chướng bụng
  • Chán ăn
  • Táo bón
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Nhức đầu
  • Co giật

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu các triệu chứng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)  là gì?

Ung thư hạch không Hodgkin  xảy ra khi cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào lympho. Sự quá tải lympho này tích tụ trong hạch bạch huyết làm chúng sưng lên và hình thành nên các khối u. Các khối u này tiếp tục phát triển và ảnh hưởng đến các tế bào lân cận. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến sự phân chia bất thường của các tế bào bạch cầu này. Tuy nhiên, họ cho rằng u lympho có thể phát triển ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như những người đã cấy ghép nội tạng hay những người bị nhiễm HIV.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u lympho không Hodgkin (u lympho ác tính không Hodgkin)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u lympho ác tính không Hodgkin, bao gồm:

  • Các thuốc ức chế hệ miễn dịch: nếu bạn được ghép tạng, bạn dễ bị u lympho không Hodgkin hơn do các liệu pháp ức chế miễn dịch làm giảm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.
  • Nhiễm trùng một số loại virus và vi khuẩn: virus có liên quan đến u lympho không Hodgkin bao gồm HIV, virus Epstein-Barr và vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng).
  • Hoá chất: tiếp xúc quá nhiều với các loại hóa chất như thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ bị u lympho không Hodgkin.
  • Độ tuổi: những người cao tuổi (trên 60 tuổi) thường có nguy cơ bị mắc bệnh do lúc này hệ miễn dịch của họ đã bắt đầu suy yếu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)?

Các phương pháp điều trị ung thư hạch không Hodgkin dựa vào tuổi tác, sức khỏe và sự phát triển của các khối u. Thông thường, nếu các khối u chưa phát triển quá mức và chưa gây ra triệu chứng gì nghiêm trọng, bạn không cần phải điều trị nhưng bác sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn thường xuyên để chắc chắn rằng các khối u vẫn chưa vượt khỏi tầm kiểm soát.

Trong trường hợp khối u lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bác sĩ có thể sẽ có những phương pháp điều trị sau:

  • Hóa trị: bác sĩ sẽ cho bạn thuốc uống hoặc tiêm để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Xạ trị: bác sĩ sẽ dùng tia có năng lượng cao để điều trị các khối u.
  • Cấy ghép tế bào gốc: các tế bào gốc khỏe mạnh sẽ được cấy vào cơ thể để hình thành các tế bào máu mới tốt hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm máu. Sinh thiết hạch hoặc tủy xương cũng sẽ được thực hiện để việc chẩn đoán có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như chụp CT ngực, bụng và xương chậu, chụp X-quang và chụp phát xạ positron (PET).

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u lympho không Hodgkin (u lympho ác tính không Hodgkin)?

U lympho ác tính không Hodgkin có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa loét miệng.
  • Cân nhắc việc gửi tinh trùng hoặc trứng vào ngân hàng tinh trùng/ ngân hàng trứng nếu bạn có kế hoạch có con.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328