back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ung thư tim có không? Triệu chứng và cách điều trị • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bạn có thể chưa từng nghe đến căn bệnh ung thư tim. Vậy, tim có bị ung thư không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Ung thư tim là gì?

Tim có ung thư tim không? Ung thư tim nguyên phát (khối u ác tính xuất phát từ tim) là có nhưng cực kỳ hiếm gặp. Chỉ khoảng 10% khối u hình thành trong tim là ác tính và thường gặp nhất là sarcoma tim (angiosarcoma).

Angiosarcoma là một dạng ung thư tim rất nguy hiểm được tạo thành từ các mạch máu bất thường. Các khối u ác tính trong mạch máu phát triển từ các tế bào nội mô. Đây là những tế bào tạo nên thành mạch máu hoặc bạch huyết.

Ung thư tim có đặc trưng là thường bắt nguồn từ tâm nhĩ phải. Bởi vì trái tim là nguồn cung cấp máu chính cho toàn cơ thể nên các tế bào ung thư có thể nhanh chóng di căn khắp cơ thể. Vì vậy, tại thời điểm chẩn đoán, ung thư thường đã lan rộng. Thông thường nhất, ung thư tim có thể di căn đến phổi, xương, gan và não.

Tại sao ung thư tim lại hiếm gặp?

Tại sao không có ung thư tim? Tim được cấu tạo từ các mô liên kết và các tế bào cơ không phân chia và nhân lên như các tế bào ở các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này khiến ung thư ít có khả năng phát triển ở tim.

Các tế bào ung thư phát triển và nhân lên mạnh mẽ hơn trong mô biểu mô tuyến. Đây là loại tế bào có xu hướng phân chia và nhân lên nhanh hơn, do đó dễ bị đột biến và có nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư. Mô biểu mô tuyến có hầu hết ở các cơ quan trong cơ thể, bao gồm các mô ở vú và các cơ quan như đại tràng, tuyến tụy, phổi và da.

Vì vậy, hầu hết các trường hợp ung thư tim đều là do di căn từ các nơi khác trong cơ thể đến tim (ung thư tim thứ phát). Ung thư tim thứ phát có nguy cơ cao gấp 30 đến 40 lần so với ung thư tim nguyên phát. Ung thư có thể di căn đến tim từ cơ quan lân cận hoặc lây lan đến tim thông qua đường máu từ các cơ quan khác ở xa hơn. Các bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tim bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư thận, bệnh bạch cầu, ung thư hạch và ung thư da.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tim

Nhiều bệnh nhân bị ung thư tim hoàn toàn không có triệu chứng cho đến khi ung thư đã di căn. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng thì chúng thường giống với triệu chứng của nhiều bệnh tim mạch phổ biến khác.

Các dấu hiệu ung thư tim bao gồm:

  • Suy tim đột ngột không rõ nguyên nhân. Đây là dấu hiệu ung thư tim hàng đầu
  • Sưng bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân và/hoặc bụng và căng tĩnh mạch ở cổ
  • Khó thở
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Chứng loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) hoặc nhịp tim nhanh
  • Đau ngực
  • Ngất xỉu.

Ung thư tim nguyên phát có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và thường lan tràn đến hệ thống thần kinh, chẳng hạn như cột sống hoặc não. Khối u ác tính từ tim cũng có thể di chuyển đến phổi. Các triệu chứng di căn bao gồm:

  • Đau lưng mạn tính
  • Nhầm lẫn hoặc vấn đề về trí nhớ
  • Ho ra máu
  • Sốt
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghi ngờ ung thư ở tim kể trên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra ung thư tim?

Nguyên nhân gây ra ung thư tim vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhìn chung, nguyên nhân được cho là kết quả của sự phân chia tế bào ngoài tầm kiểm soát ở trên tim hoặc gần tim. Bên cạnh đó, khi hệ thống miễn dịch không có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào phát triển bất thường cũng có thể dẫn đến khối u ác tính.

Ngoài ra, tiếp xúc với bức xạ, một số loại virus, ánh nắng mặt trời, thuốc lá, nấm độc và benzen cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư tim có di truyền không?

Ung thư tim đôi khi ảnh hưởng đến nhiều thành viên trong cùng một gia đình. Các nhà khoa học tin rằng một số người dễ mắc bệnh ung thư tim nguyên phát là do họ cùng có đột biến gen gây ung thư được di truyền, nhưng vẫn còn đang nghiên cứu thêm.

Nguyên nhân có thể liên quan đến đột biến ở gen bảo vệ protein telomere 1 (POT1). Gen này có thể “che mắt” hệ thống miễn dịch, khiến nó không phát hiện ra tế bào ung thư và để ung thư nhân lên. Cha mẹ có đột biến gen này có thể truyền nó cho con cái của họ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư tim. Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc mắc bệnh AIDS có thể có nguy cơ cao hơn nhưng dữ liệu còn hạn chế.

Biến chứng

Ung thư tim có nguy hiểm không?

Ung thư tim ảnh hưởng đến chức năng tim và dẫn đến một loạt các vấn đề nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim nặng
  • Bệnh van tim
  • Cục máu đông từ tim vỡ ra và di chuyển theo dòng máu gây thuyên tắc động mạch não (gây đột quỵ), thuyên tắc phổi (gây suy hô hấp) và các cơ quan khác của cơ thể.
  • Viêm màng ngoài tim
  • Tràn dịch màng ngoài tim (tích tụ dịch trong túi mỏng bao quanh tim).

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán ung thư tim

Vì ung thư tim rất hiếm gặp nên bác sĩ thường chỉ phát hiện tình cờ khối u trong khi chẩn đoán vấn đề khác về tim. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC)
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT hoặc MRI tim
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ (EKG)
  • Chụp động mạch vành và đặt ống thông tim
  • Chụp cắt lớp vi tính mạch vành (CTA)
  • Sinh thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tim

Ung thư tim có chữa được không? Không có cách chữa khỏi bệnh ung thư tim bởi khi khối u ác tính trong tim được chẩn đoán thì thường là đã ở giai đoạn di căn, rất khó điều trị, nguy cơ tái phát sau điều trị cũng rất cao. 

Phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào kích thước, vị trí và loại khối u cũng như chức năng tim, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Phẫu thuật tim hở

Phẫu thuật tim hở là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u ác tính và một số mô xung quanh khỏi tim. Sau đó, họ sẽ thực hiện mọi sửa chữa hoặc tái thiết cần thiết để đảm bảo tim hoạt động bình thường.

Một số nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ sống sót được gia tăng đáng kể khi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u tim ác tính so với bệnh nhân không điều trị bằng phẫu thuật.

Hóa xạ trị

Tuy nhiên, thật không may, không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ hoàn toàn khối u. Bệnh nhân có thể cần điều trị thêm bằng hóa trị hoặc xạ trị. Xạ trị, hóa trị giúp thu nhỏ khối u ở tim và kiểm soát các triệu chứng, cũng như ngăn ngừa ung thư tái phát.

Ghép tim

Trong một số trường hợp, ung thư tim đã xâm lấn vào tim đến mức không thể loại bỏ nó hoàn toàn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện ghép tim. Tuy nhiên, bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch (thuốc giúp ngăn cơ thể đào thải mô lạ) sau khi cấy ghép. Thuốc này có thể kích thích sự phát triển của khối u ác tính mới trong tim.

Nếu một bệnh ung thư khác di căn đến tim, bác sĩ sẽ điều trị bệnh ung thư nguyên phát đó.

Tiên lượng

Ung thư tim sống được bao lâu?

Ung thư tim giai đoạn cuối sống được bao lâu? Khối u ác tính nguyên phát trong tim thường ở giai đoạn cuối, có tiên lượng rất xấu. Tuổi thọ trung bình sau khi được chẩn đoán ung thư tim là khoảng 6 tháng nếu không điều trị bằng phẫu thuật và nếu có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u ác tính trong tim thì tiên lượng sống cũng chỉ khoảng 1 năm.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư tim?

Tương tự như hầu hết các bệnh ung thư khác, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư bằng cách:

  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu nhiều
  • Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và bức xạ.

Thăm khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư có thể phát hiện khối u ở giai đoạn sớm, dễ điều trị hơn. 

Khối u được phát hiện càng sớm thì kết quả điều trị thành công càng cao. Cha mẹ, anh chị em ruột, con cái của bệnh nhân ung thư tim nên được sàng lọc vì bệnh này có tính chất di truyền.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328