Chẩn đoán bệnh ung thư sớm giúp gia tăng cơ hội kiểm soát bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Có rất nhiều xét nghiệm giúp chẩn đoán nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Vậy, xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không và nếu có thì đâu là những loại xét nghiệm máu được chỉ định để chẩn đoán ung thư? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?
Nếu bạn thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không thì câu trả lời là CÓ. Xét nghiệm máu là một trong nhiều loại xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Kết quả xét nghiệm máu có thể cung cấp những thông tin quan trọng về:
- Sự có mặt của các chất do tế bào ung thư tạo ra
- Mức độ tế bào máu quá cao hoặc quá thấp, có thể là do ung thư máu
- Tình trạng sức khỏe tổng quát
- Chức năng của các cơ quan nội tạng như gan, thận,… đang hoạt động như thế nào
- Giai đoạn của bệnh ung thư
- Phương pháp điều trị nào sẽ phù hợp
- Phương pháp điều trị có hiệu quả hay không
- Ung thư có tái phát hay không.
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Xét nghiệm máu rất hữu ích và là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm máu nên được kết hợp cùng với các loại xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán bệnh ung thư chính xác hơn, bao gồm:
- Sinh thiết bằng kim lõi (Core biopsy) hoặc chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
- Khám sức khỏe tổng quát
- Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm, quét xương (xạ hình xương) và chụp PET
- Phân tích nước tiểu
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (đối với ung thư cổ tử cung) (PAP smear)
- Nội soi, chẳng hạn như nội soi phế quản (đối với ung thư phổi) hoặc nội soi đại tràng (đối với ung thư đại trực tràng) hay nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng (đối với ung thư thực quản hay dạ dày)
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân có độ nhạy cao (đối với ung thư đại trực tràng)
- Tủy đồ (đối với khối u tủy sống, hay Lymphoma, bệnh bạch cầu).
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán những bệnh ung thư nào?
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu không? Câu trả lời là CÓ. Xét nghiệm máu thông thường có thể phát hiện các bệnh ung thư máu như:
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư gan không? Ngoài ung thư máu, xét nghiệm máu còn hữu ích trong chẩn đoán các bệnh ung thư khác (các loại bướu đặc) như:
- Ung thư vú
- Ung thư gan
- Ung thư tuyến giáp
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư đại trực tràng
- Ung thư phổi
- Ung thư dạ dày
- Ung thư tuyến tụy
- Ung thư tinh hoàn
- Ung thư tuyến tiền liệt.
Các loại xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không sẽ tùy vào loại xét nghiệm máu được chỉ định. Xét nghiệm máu phát hiện ung thư bao gồm 4 loại như sau:
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không với công thức máu toàn bộ (CBC)?
Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện ung thư không? Công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm máu giúp đo số lượng 3 loại tế bào máu lưu thông trong dòng máu của bạn. Mỗi loại tế bào máu có một mức phạm vi được coi là bình thường.
Mức phạm vi bình thường của 3 loại tế bào máu như sau:
- Tế bào tiểu cầu: Phạm vi bình thường là từ 150.000 mililit (mL) đến 400.000 mL.
- Tế bào hồng cầu: Các tế bào hồng cầu có thể được đo bằng hai cách khác nhau. Một là đo chỉ số Hematocrit (tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu) với phạm vi bình thường đối với nam giới là 40 – 55% và đối với phụ nữ là 36 – 48%. Hai là đo haemoglobin là một loại protein trong hồng cầu, chỉ số bình thường ở nam giới là 13 – 17 g / dL và ở nữ là 11,5 – 15,5 g / dL.
- Tế bào bạch cầu: Phạm vi bình thường của các tế bào bạch cầu là từ 5.000 mL đến 10.000 mL.
Với kết quả công thức máu toàn bộ thì xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Khi một trong 3 loại tế bào máu có số lượng quá nhiều hoặc quá ít có thể giúp chẩn đoán ung thư hoặc phát hiện ung thư đã di căn hay chưa. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư cũng ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu, vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu này thường xuyên khi đang điều trị ung thư.
Dấu hiệu sinh học khối u hay marker chỉ điểm u
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Xét nghiệm này sử dụng một mẫu máu để tìm các chất do tế bào ung thư tạo ra, được gọi là chất chỉ điểm khối u. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phải lúc nào cũng chính xác vì nhiều tế bào khỏe mạnh cũng tạo ra các chất này. Một số tình trạng không phải ung thư cũng có thể làm chất chỉ điểm khối u tăng cao. Thay vào đó, xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để xem liệu việc điều trị ung thư có hiệu quả hay không.
Xét nghiệm máu có tầm soát được ung thư không? Một số chất chỉ điểm khối u phổ biến được tìm thấy thông qua xét nghiệm máu bao gồm:
- Alpha-fetoprotein (AFP) trong bệnh ung thư gan, ung thư buồng trứng loại tế bào mầm hoặc tinh hoàn.
- Beta 2-microglobulin (B2M) và lactate dehydrogenase (LDH) trong bệnh ung thư máu, chẳng hạn như đa u tủy, một số u lympho và bệnh bạch cầu.
- Calcitonin đối với bệnh ung thư tuyến giáp.
- Kháng nguyên ung thư 125 (CA 125) đối với ung thư buồng trứng loại biểu mô.
- Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vú không? Các kháng nguyên ung thư CA 15-3 và CA 27-29 có thể chỉ ra ung thư vú.
- Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư phổi không? Carcinoembryonic antigen (CEA) có thể chỉ ra một loạt bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, tuyến giáp, vú và buồng trứng.
- Human chorionic gonadotropin (HCG) trong ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng loại tế bào mầm.
- Kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm protein máu
Xét nghiệm protein trong máu sử dụng một quy trình đặc biệt gọi là điện di để tìm một số protein gọi là globulin miễn dịch. Chúng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để đáp ứng với các bệnh như đa u tủy.
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không bằng xét nghiệm tế bào khối u tuần hoàn (ctDNA)?
Xét nghiệm tế bào khối u tuần hoàn giúp phát hiện tế bào khối u đang lưu hành trong máu. Các tế bào ung thư có thể có trong máu nếu chúng bị phá vỡ khỏi nơi ban đầu và đang lan tràn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Không phải tất cả mọi bệnh nhân ung thư đều cần xét nghiệm tế bào khối u tuần hoàn. Xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để tìm ung thư di căn cho một số loại ung thư nguyên phát, bao gồm: ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt….
Quá trình thực hiện xét nghiệm máu
Cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm máu?
Việc cần chuẩn bị tùy thuộc vào loại xét nghiệm và các xét nghiệm máu khác mà bạn cần thực hiện cùng một lúc. Bạn có thể phải nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ và tránh một số loại thuốc trước khi làm xét nghiệm để kết quả được chính xác nhất.
Quá trình làm xét nghiệm máu diễn ra như thế nào?
Việc thu thập mẫu để xét nghiệm máu chỉ mất vài phút. Kỹ thuật viên làm xét nghiệm máu sẽ:
- Buộc chặt quanh bắp tay một dải băng cao su (còn gọi là garot)
- Làm sạch và khử trùng một phần da bên trong khu vực khuỷu tay cần lấy máu
- Đâm kim tiêm vào tĩnh mạch tại khuỷu tay
- Gắn ống tiêm vào kim và rút máu vào ống
- Tháo băng và rút kim
- Dùng miếng bông gòn hoặc gạc nhỏ chèn vào vết lấy máu để giúp cầm máu
- Dán băng keo cá nhân vào vết lấy máu.
Điều gì xảy ra sau khi xét nghiệm máu?
Sau khi lấy mẫu máu, bạn nên giữ băng keo cá nhân trong vài giờ. Bạn cũng nên tránh tập thể dục trong vài giờ sau đó.
Xét nghiệm máu rất an toàn và ít có rủi ro. Bạn có thể có một vết bầm nhỏ hoặc đau tại vị trí kim đâm vào da. Hiếm khi, tĩnh mạch có thể sưng lên hoặc xảy ra nhiễm trùng. Cũng có một số người bị choáng váng hay ngất xỉu sau khi lấy máu, hãy nói với bác sĩ điều này để họ giúp bạn xử lý.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ có sau vài giờ hoặc một hoặc hai ngày, tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể mất vài ngày đến một tuần.
Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không. Tùy vào các triệu chứng lâm sàng và loại bệnh ung thư nghi ngờ mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, cũng như các loại xét nghiệm cần thiết khác để chẩn đoán chính xác bệnh.
[embed-health-tool-bmi]