Trả lời:
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, nhiều dưỡng chất như protid, lipid, glucid, vitamin, muối khoáng, canxi. Trong Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Do đó, cua đực hay cái đều giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, không nhất thiết phải chọn lựa quá kỹ càng.
Thực tế, con cua cái sẽ có yếm to hơn cho nhiều gạch, còn cua đực càng to, nhiều thịt. Tùy theo nhu cầu, mọi người có thể lựa chọn để chế biến. Điều quan trọng là con cua phải chất lượng, không có mùi hôi, đủ càng, đủ chân, khỏe mua. Không nên chọn con cua to quá hoặc nhỏ quá, tránh mua phải con chết.
Tuy nhiên, cua đồng sống ở trong khe núi, kênh, rạch, bờ ruộng nên có thể chứa nhiều vắt, đỉa, giun sán gây bệnh cho người.
Bạn cần chế biến sạch trước khi ăn, đặc biệt là phần mai cua chứa nhiều vi khuẩn. Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán. Có thể cho chút muối hạt vào cua đồng, để trong chậu xóc mạnh, rồi rửa sạch chất bẩn bám trên mình cua. Bạn nên chọn cua đồng còn sống, loại cua cái, tránh mua phải con chết.
Phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng. Cua đồng tính hàn nên những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm không nên ăn. Người bị tiêu chảy, huyết áp cao, bệnh tim mạch, gout, cơ địa dị ứng cũng cần hạn chế dùng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội